Trước đây, việc can thiệp phẫu thuật mũi chỉ được thực hiện do mũi tổn thương vì tai nạn hoặc do bẩm sinh.Tuy nhiên, sau này khi nhu cầu làm đẹp của con người tăng lên thì phẫu thuật thẩm mỹ trở thành một giải pháp hoàn hảo cho những ai muốn thay đổi ngoại hình vốn có của mình.
Nâng mũi, sửa mũi, sửa mũi hỏng chính là một trong những biện pháp thẩm mỹ được đông đảo các tín đồ làm đẹp quan tâm và có nhu cầu thực hiện nhất.
Hãy tham khảo các thông tin hữu ích về chủ đề này ở bài viết dưới đây.
1.Tổng quan về nâng mũi, sửa mũi, sửa mũi hỏng
Nâng mũi, sửa mũi, sửa mũi hỏng là gì?
Nâng mũi, sửa mũi, sửa mũi hỏng là biện pháp phẫu thuật thẩm mỹ mũi được bác sĩ thực hiện theo yêu cầu của khách hàng.
Thẩm mỹ mũi là thực hiện các phương pháp can thiệp khác nhau khiến cho mũi thon gọn và cao thẳng và hài hòa với khuôn mặt.Từ đó khiến tổng thể khuôn mặt trở nên xinh đẹp và nổi bật hơn.
Đây chính là mục tiêu mà nhiều người sẵn sàng chịu đựng đau đớn và bỏ ra một chi phí khá lớn để đạt được.
Nâng Mũi Là Gì?
Nâng mũi là phương pháp thẩm mỹ được nhiều người biết đến với khả năng cải thiện đáng kể những khuyết điểm ở mũi một cách có hiệu quả và dài lâu. Thực chất, việc nâng mũi chỉ là một tiểu phẫu được thực hiện trên mũi nhằm mục đích làm thay đổi hình dạng hoặc dáng mũi giúp mũi trở nên cao – thon gọn và hài hoà hơn với các đường nét trên khuôn mặt.
Ngoài việc tạo hình thẩm mỹ cho mũi, đôi khi nâng mũi còn được thực hiện vì lý do sức khoẻ như mũi có vấn đề về hô hấp hoặc chỉnh sửa mũi biến dạng do chấn thương hay dị tật bẩm sinh.
Tại sao cần nâng mũi, sửa mũi?
Tất nhiên việc thẫm mỹ mũi chủ yếu là do khách hàng có nhu cầu trở nên xinh đẹp hơn. Hoặc cũng có thể kể đến một vài lý do khiến mọi người muốn thay đổi dáng mũi của mình sau đây:
+ Thay đổi vận mệnh thông qua chỉnh mũi.
+ Cảm thấy mũi chưa thực sự phù hợp với khuôn mặt.
+ Sống mũi quá thấp.
+ Mũi bị to bè, quá khổ.
+ Bị gãy hoặc biến dạng do tai nạn.
+ Bẩm sinh mũi có hình dáng xấu, dị dạng.
+ Đã từng phẫu thuật thẫm mỹ mũi nhưng bị hỏng.
Nâng mũi có đau không?
Chắc chắn ai cũng sẽ thắc mắc và lo lắng việc nâng mũi, sửa mũi có phải chịu nhiều đau đớn hay không. Nhiều trung tâm thẩm mỹ đánh vào tâm lý khách hàng bằng cách quảng cáo việc thẩm mỹ mũi không gây đau đớn.
Tuy nhiên bất cứ can thiệp nào vào cơ thể con người đều sẽ tạo ra những tổn thương. Thực hiện việc nâng mũi cũng không ngoại lệ, chắc chắn sẽ khiến bản thân phải chịu đau đớn một thời gian.
Mức độ đau đớn cũng phụ thuộc vào các phương pháp can thiệp thẩm mỹ khác nhau. Tuy nhiên với công nghệ máy móc và phẫu thuật ngày càng hiện đại thì sự đau đớn cũng giảm và thời gian hồi phục cũng nhanh chóng hơn.
2.Các phương pháp nâng mũi, sửa mũi, sửa mũi hỏng
Hiện tại có một số kỹ thuật nâng sửa mũi được các chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ tư vấn khách hàng thực hiện. Chúng ta có thể phân loại thành 2 phương pháp chính:
2.1.Nâng mũi, sửa mũi không phẫu thuật
Thực hiện nâng mũi không phẫu thuật sẽ được áp dụng cho các trường hợp chỉ muốn nâng mũi lên một chút và chỉnh sửa nhẹ ở phần đầu mũi. Phương pháp này thực hiện nhanh chóng, đơn giản và ít xâm lấn nhưng thường hiệu quả duy trì của phương pháp này không được lâu dài.
Nâng mũi bằng chỉ sinh học
Bác sĩ sẽ tiến hành tiêm các sợi chỉ sinh học có chỉ số tương thích cao đối với cơ thể vào bên trong sống mũi. Các sợi chỉ này sẽ kích thích phản ứng tự chữa lành, khiến collagen tập trung vào phần dưới da ở sống mũi giúp cải thiện hiệu quả dáng mũi. Sau một thời gian khoảng 6 tháng đến 1 năm thì các sợi chỉ sẽ tự tiêu.
Như đã đề cập ở trên thì nâng sửa mũi bằng chỉ sinh học chỉ duy trì khoảng 2-3 năm. Hơn nữa nâng mũi bằng phương pháp đôi khi cũng gặp phải tình trạng đùn chỉ hoặc gây sẹo bên trong. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc tiếp tục thực hiện việc nâng mũi, sửa mũi sau này của khách hàng.
Nâng mũi bằng cách tiêm Filler
Filter hay còn gọi là chất làm đầy được tiêm vào mũi nhằm điều chỉnh tổng thể dáng mũi. Phương pháp này khá được ưa chuộng vì rủi ro thấp, chi phí vừa phải, không mất nhiều thời gian nghỉ dưỡng như phẫu thuật.
Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi tay nghề bác sĩ phải chuyên nghiệp và khéo léo. Nếu không sẽ khiến khách hàng gặp những biến chứng không mong muốn như bị tắc mạch máu, nhiễm trùng gây hoại tử mũi. Chất Filler cần phải được thực hiện tiêm bổ sung lại sau 1 năm rưỡi vì cơ chế có thể tự di chuyển theo thời gian của nó.
Nâng mũi bằng mỡ tự thân
Chất liệu mỡ được dùng trong phương pháp này là mỡ ở các khu vực như đùi hoặc bụng của chính khách hàng.
Đây cũng được coi là phương pháp khá an toàn, tuy nhiên chuyên gia thẩm mỹ cũng cần có kinh nghiệm và có tay nghề cao vì quá trình xử lý tách mỡ tự thân tương đối phức tạp.
Hơn nữa, sau một thời gian chất mỡ cũng sẽ tự tiêu biến nên cũng cần được thực hiện bổ sung. Phương pháp này chỉ dành cho những trường hợp chỉnh sửa đơn giản bởi vì nó không làm thay đổi dáng mũi quá nhiều.
2.2.Nâng sửa mũi phẫu thuật
Đối với công nghệ phẫu thuật để nâng hoặc chỉnh sửa mũi khá phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn và thời gian hồi phục cũng sẽ lâu hơn. Tuy nhiên, nếu ca phẫu thuật thành công thì hiệu quả của việc nâng mũi sẽ duy trì được thời gian dài mà hình dáng mũi cũng được chỉnh sửa hoàn hảo hơn. Phẫu thuật để chỉnh sửa mũi cũng có một vài phương pháp khác nhau được đề cập dưới đây.
Nâng sửa mũi bằng sụn nhân tạo
Bác sĩ sẽ sử dụng sụn nhân tạo để độn cao phần sống mũi, điều này cũng đẩy phần đầu mũi cao lên và làm thu hẹp phần cánh mũi. Sụn nhân tạo được điều chế từ các loại vật liệu quen thuộc trong ngành y học thẫm mỹ như silicon, Gore-tex…
Ở phương pháp chỉnh hình này, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở phần chóp mũi để tách một khoang nhỏ và luồn sụn nhân tạo vào dọc sống mũi. Sau khi căn chỉnh cho cân đối và phù hợp thì lớp da sẽ được khâu lại bằng chỉ tự tiêu. Đường khâu được thực hiện phía dưới lớp da nên sẽ khổng để lộ ra vết sẹo.
Thời gian thực hiện phẫu thuật không quá dài chỉ mất tầm 45 phút đến 1 tiếng là có thể hoàn thành. Chi phí của loại hình này cũng ở mức tương đối hợp lý và thấp hơn so với các phương pháp còn lại. Hơn nữa điều nó cũng được đánh giá là có hiệu quả cao trong chỉnh sửa toàn diện mũi.
Tuy nhiên, phương pháp này cũng tồn tại một số rủi ro không mong muốn như nhiễm trùng, có dấu hiệu mũi không hợp sụn khiến sụn bị đào thải, bị lệch sống mũi, tổn thương mô, lộ thanh sụn…
Nâng sửa mũi bằng sụn tự thân
Theo nghiên cứu phương pháp dùng sụn tự thân sẽ hạn chế phản ứng loại bỏ vật thể lạ của cơ thể. Bác sĩ thường sẽ sử dụng sụn tai, sụn vách ngăn của mũi hoặc sụn sườn để nâng mũi.
Phương pháp này giảm thiểu rõ rệt các biến chứng và cơ chế đào thải vật lạ. Hơn nữa, tình trạng lộ sụn thanh độn sống mũi sẽ hiếm gặp hơn so với phẫu thuật bằng sụn nhân tạo.
Một ưu điểm được các chuyên gia đánh giá cao phương pháp này còn có khả năng tái tạo hay hỗ trợ phần bị sụp, yếu ở hai bên mũi .
Nâng mũi bọc sụn
Kỹ thuật này được phát triển kết hợp cả sụn tự thân và sụn nhân tạo. Bác sĩ sẽ sử dụng sụn nhân tạo để nâng sống mũi và dùng sụn tự thân để bọc đầu mũi.
Sử dụng kết hợp hai loại sụn này sẽ giúp khắc phục các nhược điểm của phương pháp nâng mũi bằng sụn nhân tạo và phát huy tối đa những ưu điểm của cả hai phương pháp trên.
Mũi được nâng bằng phương pháp này sẽ duy trì được hình dáng lâu dài mà độ an toàn cao hạn chế gặp biến chứng. Hơn nữa, hình dáng mũi được chỉnh sửa sẽ trông cao thẳng, thon gọn mà vẫn trông đẹp tự nhiên.
Đối với những người gặp tình trạng sửa mũi hỏng như lộ thanh sụn, đầu mũi bị bóng đỏ… thì các bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp tối ưu này để khắc phục.
- Xem thêm: Nâng mũi sụn tự thân
Nâng sửa mũi tái cấu trúc
Nâng mũi tái cấu trúc được coi là kỹ thuật hiện đại và tiên tiến nhất trong phẫu thuật thẩm mỹ nâng sửa mũi hiện nay. Phương pháp này thường được mọi người gọi với cái tên là nâng mũi Hàn Quốc.
Bác sĩ sẽ phẫu thuật mở toàn bộ cấu trúc mũi nhằm tái cấu trúc và định hình lại khung sụn ở phần đầu mũi , rồi tiến hành dựng trụ mũi và nâng cao sống mũi. Phương pháp này cũng sử dụng kết hợp cả sụn tự thân và sụn nhân tạo.
Phương pháp này chi phí khá cao tuy nhiên lại là phương pháp có hiệu quả tối ưu nhất. Hầu như khắc phục được tất cả các trường hợp khuyết điểm của mũi như mũi bè, mũi thấp, mũi lệch…
Thậm chí những trường hợp mũi bị biến dạng nặng do tai nạn hoặc do di chứng từ việc sửa mũi hỏng trước đó cũng có thể được khắc phục gần như hoàn toàn.
Ngoài ra đây cũng là phương pháp giúp mũi được chỉnh hình đạt chuẩn tỷ lệ vàng theo kiểu S-line, L-line…theo phong cách Hàn Quốc vốn đang được đông đảo tín đồ làm đẹp ưa chuộng hiện nay.
Tuy nhiên phương pháp này rất phức tạp đòi hỏi tay nghề bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm mới có thể thực hiện tốt ca phẫu thuật, giảm nguy cơ biến chứng hậu phẫu.
- Xem thêm: Nâng mũi cấu trúc
- Xem thêm: Nâng mũi bán cấu trúc
- Xem thêm: Nâng mũi siêu cấu trúc
- Xem thêm: Nâng mũi chỉ Collagen
- Xem thêm: Nâng mũi S Line
- Xem thêm: Nâng mũi L Line
3.Chi phí nâng mũi, sửa mũi, sửa mũi hỏng
Khi đã xác định can thiệp chỉnh sửa mũi thì việc tiếp theo là cần phải chuẩn bị một khoản chi phí. Vậy thì chi phí cho việc sửa mũi bao nhiêu tiền?
Thực ra nếu mũi không có nhiều khuyết điểm hoặc đã đạt độ cao tương đối chỉ cần chỉnh sửa một chút cho hài hòa hoặc nhìn nổi bật hơn thì chi phí thực hiện không quá cao.
Chi phí nhìn chung rơi vào khoảng 10-20 triệu đồng cho một lần chỉnh sửa. Chính vì vậy mà thẫm mỹ mũi được đánh giá là hình thức thẩm mỹ phát triển nhanh và nhiều nhất hiện nay.
Tuy nhiên đối với những người mũi có quá nhiều khuyết điểm, gây ảnh hưởng đến toàn bộ khuôn mặt thì cần phải thực hiện các ca phẫu thuật với kỹ thuật phức tạp hơn, chính vì vậy chi phí cũng cao hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó chi phí cũng phụ thuộc vào từng phương pháp phẫu thuật mà khách hàng lựa chọn.
Đối với phương pháp nâng mũi không phẫu thuật thì chi phí chỉ tầm khoảng 10-20 triệu cho một lần thực hiện. Và như đã đề cập thì do phương pháp này không có hiệu quả duy trì lâu dài nên sau 2-3 năm khách hàng cần thực hiện bổ sung để duy trì dáng mũi.
Nâng mũi và chỉnh sửa mũi có phẫu thuật thì mức giá dao động từ 30 triệu cho đến 100 triệu tùy theo độ phức tạp của ca phẫu thuật và còn dựa vào phương pháp thầm mỹ mà khách hàng yêu cầu bác sĩ thực hiện.
Hiện tại phương pháp nâng mũi tái cấu trúc có chi phí thực hiện cao nhất. Nhưng chất lượng luôn đi đôi với giá cả. Có thể chi phí bỏ ra lần đầu sẽ khá cao tuy nhiên với các ca phẫu thuật thành công thì mức độ phục hồi sẽ nhanh chóng và sẽ duy trì được dáng mũi trong thời gian dài mà không phát sinh thêm chi phí.
Đối với các ca phẫu thuật nâng mũi lần đầu thì chi phí sẽ ít hơn nhiều đối với các ca tái phẫu thuật để khắc phục tình trạng sửa mũi hỏng do phẫu thuật trước đó bị biến chứng.
Thường những ca này cần thực hiện phẫu thuật nhiều lần và trải qua nhiều giai đoạn để có thể khắc phục hoàn toàn dáng mũi.
Vậy nên nếu đã có ý định thực hiện thẫm mỹ mũi cần có sự tìm hiểu cẩn thận, kỹ càng, lựa chọn địa chỉ đáng tin cậy với các bác sĩ có tay nghề cao. Đừng chỉ nghe lời mời chào quảng cáo với chi phí thấp mà “tiền mất tật mang”. Thậm chí còn phải bù một khoản tiền lớn hơn nhiều để điều trị và sửa mũi hỏng.
4.Thông tin cần biết sau phẫu thuật mũi.
Nâng mũi bao lâu thì được nằm nghiêng?
Nhiều người thắc mắng rằng nâng mũi bao lâu thì được nằm nghiêng? Vì sợ sẽ tư thế nằm sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến dáng mũi sau này.
Theo như lời khuyên của các bác sĩ thì tốt nhất nên hạn chế nằm nghiêng trong vòng 2 tuần đầu. Tùy theo thể chất và cơ địa của mỗi người nhưng khoảng thời gian 2 tuần là đủ để các mô sụn được liên kết được với nhau ổn định.
Nếu có bất cẩn không chú ý tư thế ngủ trong những ngày đầu cũng đừng quá lo lắng. Bởi vì sau phẫu thuật nâng mũi thì bác sĩ đã nẹp cố định nên sẽ ít bị tác động. Tuy nhiên, tốt nhất nên chú trọng giữ đúng tư thế ngủ để hạn chế tối đa các trường hợp gây lệch, vẹo phải chỉnh sửa lại.
Nâng mũi bao lâu thì đầu mũi hết to?
Trạng thái sưng to của mũi sẽ theo thời gian giảm bớt đi trong tầm khoảng 1-3 tuần tùy theo cơ địa của mỗi người. Nếu thấy đầu mũi to sau khi nâng mũi cũng đừng quá lo lắng. Đầu mũi sẽ thu nhỏ gọn lại dần dần sau một thời gian và đạt độ ổn định sau 3-6 tuần.
Ngoài ra , mọi người cũng có thắc mắc về việc nâng mũi bao lâu thì đầu mũi mềm. Sau thời gian hết sưng to thì đầu mũi sẽ mất một thời gian nữa để trở nên mềm mại và tự nhiên. Và sau khoảng 3 tháng, mũi của bạn sẽ đạt hiệu quả như mong đợi. Vậy nên không cần quá lo lắng về vấn đề này.
Tốt nhất hãy tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và tránh vận động mạnh hoặc đụng chạm đến vùng mũi trong khoảng thời gian đầu. Điều này góp phần đẩy nhanh quá trình hồi phục của mũi.
Nhưng nếu đã qua nhiều tuần mà tình trạng đầu mũi vẫn to và cứng không có dấu hiệu thu nhỏ lại thì cần thăm khám lại bác sĩ để sớm tìm ra nguyên nhân khắc phục.
Có nên thường xuyên vuốt mũi?
Câu trả lời chắc chắn là không nên. Đặc biệt là đối với các trường hợp mũi mới được phẫu thuật, mũi chưa ổn định mà thường xuyên vuốt mũi sẽ gây ra tình trạng lệch, vẹo thậm chí có thể gây nhiễm trùng do tay không được vệ sinh sạch sẽ.
Trường hợp mũi đã ổn định cũng không nên vuốt mũi thường xuyên bởi vì ngay cả mũi tự nhiên việc vuốt mũi thường xuyên cũng gây tác động xấu khiến mũi trở nên to bè hoặc gây mụn do chất bẩn trên tay bám lên.
Vậy nên đã mất thời gian chi phí và chịu đau đớn để đạt được một khuôn mũi hoàn hảo thì nên hạn chế các thói quen xấu để duy trì được hiệu quả lâu dài.
Nâng mũi có để được cả đời không?
Tùy theo phương pháp thẫm mỹ để duy trì hiệu quả lâu dài của dáng mũi. Và với các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ tiên tiến và hiện đại hiện nay thì hình dáng mũi thậm chí có thể duy trì vĩnh viễn.
Tuy nhiên để đạt được hiệu quả như mong muốn thì ngoài việc ca phẫu thuật thực hiện thành công thì giai đoạn chăm sóc hậu phẫu cũng quan trọng không kém.
Dù sao thì tốt nhất nên thăm khám bác sĩ theo định kỳ để đảm bảo an toàn, sớm phát hiện những nguy cơ để có thể giải quyết triệt để giúp khuôn dáng mũi duy trì vĩnh viễn.
Kết luận
Có thể nhận thấy phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi, sửa mũi, sửa mũi hỏng đều nhằm mục đích giúp chúng ta sở hữu một một khuôn dáng mũi cao như mơ ước. Nhưng lời khuyên ở đây là hãy cố gắng tìm hiểu cặn kẻ và cẩn thận các thông tin cũng như lựa chọn một địa chỉ thẫm mỹ thực sự uy tín với đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều kinh nghiệm.
Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được niềm mơ ước và trở nên xinh đẹp hơn. Chứ không phải vì ham chi phí rẻ và tin mù quáng vào những lời quảng cáo không đúng sự thật, để cuối cùng sẽ phải chịu nhiều đau đớn và tiêu tốn nhiều tiền bạc để khắc phục hậu quả.