Tất tần tật về viêm da dầu ở mặt cùng 7 mẹo điều trị hiệu quả

Da dầu là loại da phổ biến nhất và thường gặp phải nhiều vấn đề khó giải quyết như mụn, sưng viêm hay bít tắc lỗ chân lông. Một trong số đó, viêm da dầu ở mặt hay còn gọi là viêm da tiết bã – nỗi ám ảnh của nhiều người khi mắc phải. Vậy bạn đã biết gì về loại bệnh về da này chưa? Nếu chưa hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Viêm da dầu ở mặt là gì?

Viêm da dầu ở mặt là một dạng bệnh viêm da có tiến triển dai dẳng, mãn tính và rất khó điều trị dứt điểm. Bệnh viêm da dầu thường xảy ra ở những vùng da có hoạt động tiết bã nhờn quá mức và thường xảy ra ở những ai có làn da dầu hoặc hỗn hợp thiên dầu.

Viêm da dầu khá đặc trưng bởi tình trạng xuất hiện các mảng da có màu đỏ hồng, trên bề mặt có vảy bong. Mặc dù không gây ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng lại tác động xấu tới tâm lý, thẩm mỹ và làm giảm chất lượng cuộc sống.

Nguyên nhân và triệu chứng của viêm da dầu ở mặt

Hiện nay, nguyên nhân gây ra viêm da dầu vẫn chưa được giải đáp. Theo nhiều nghiên cứu, một số yếu tố nội sinh và gen có thể được xem là có liên quan dẫn tới bệnh viêm da dầu. Đồng thời, người ta cũng tìm thấy sự xuất hiện của nấm men Malassezia ở những người bị viêm da dầu. Nấm men này nếu phát triển quá mức sẽ gây ra các tổn thương trên da.

Một số yếu tố dưới đây cũng được cho là liên quan đến sự bùng phát của bệnh viêm da dầu ở mặt:

Da mặt đổ quá nhiều dầu

Đây là yếu tố lý giải vì sao những đối tượng có làn da dầu thường có nguy cơ mắc bệnh viêm da tiết bã ở mặt cao hơn những người sở hữu làn da khô.

Vệ sinh da mặt kém

Da mặt thường dễ bị tiết dầu nhiều hơn những vùng khác do tuyến bã nhờn tại đây thường hoạt động mạnh hơn. Chính vì thế vùng này cần được vệ sinh sạch sẽ để dầu thừa và bụi bẩn không bám lâu trong lỗ chân lông. Từ đó khiến cho nấm men không thể phát triển và khiến da bị tổn thương.

Yếu tố di truyền

Bệnh viêm da tiết bã có khả năng di truyền vì thế nếu bố mẹ mắc các bệnh viêm da mãn tính thì con sinh ra cũng có nguy cơ bị viêm da dầu rất cao.

Rối loạn nội tiết

Sự thay đổi của hàm lượng các hormone trong cơ thể cũng có liên quan đến hoạt động của tuyến bã nhờn và làm bùng phát triệu chứng bệnh viêm da tiết bã ở mặt. Giai đoạn dậy thì, thời kỳ mang thai hay sau khi sinh sẽ rất dễ mắc phải các vấn đề về da mặt, dầu nhờn.

Ngoài ra, việc căng thẳng thần kinh kéo dài khiến hệ miễn dịch suy giảm hoặc sử dụng các loại thuốc, sản phẩm chăm sóc da không phù hợp cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh viêm da dầu ở mặt.

Triệu chứng của viêm da dầu ở mặt có thể khác nhau tùy theo từng người và từng giai đoạn của bệnh. Một số triệu chứng điển hình có thể nhận biết là:

  • Xuất hiện các nốt ban màu hồng hoặc đỏ, trên bề mặt có nhiều lớp vảy bong, sờ nhờn, ẩm và dính.
  • Các nốt ban thường xuất hiện ở rãnh mũi má, vùng chữ T ở rìa trán, kẽ mũi, giữa hai vùng lông mày, mang tai.
  • Có cảm giác ngứa ngáy hoặc khó chịu khi tiếp xúc với ánh nắng hay khi đổ mồ hôi.
  • Có khả năng lan rộng sang các vùng khác trên cơ thể như cổ, ngực hay lưng.

Điều trị viêm da dầu ở mặt bằng các loại thuốc của bác sĩ

Viêm da dầu ở mặt là một trong những loại bệnh khó điều trị khỏi hoàn toàn và có xu hướng tái phát. Tuy nhiên, nếu được can thiệp sớm và đúng cách, triệu chứng và tổn thương trên da có thể được kiểm soát và giảm thiểu.

Và nếu cảm thấy lo lắng hoặc bất an về tình trạng da của mình, bạn nên nhờ sự tư vấn và thăm khám của bác sĩ. Họ có thể kê những loại thuốc uống hoặc thuốc bôi để giảm viêm, ngăn chặn sự phát triển của nấm men và loại bỏ các vảy bong trên da.

Những loại thuốc sẽ có công dụng, chỉ định và liều lượng dùng khác nhau mà bác sĩ đã kê đơn. Thế nên bạn tuyệt đối không được tự ý thay đổi hay dùng quá mức để tránh những rủi ro, tác dụng phụ không mong muốn. Các loại thuốc và sản phẩm thường được các bác sĩ kê đơn cho bệnh viêm da dầu ở mặt:

  • Thuốc bạt sừng: Thường sẽ chứa BHA, AHA hay PHA để làm bạt sừng, sát trùng và hỗ trợ điều chỉnh lại quá trình hoạt động của tuyến bã nhờn.
  • Kem dưỡng ẩm: Những loại kem dưỡng có chứa Zinc, Panthenol hay Glycerin là lựa chọn phù hợp. Vì những thành phần này giúp duy trì độ ẩm cần thiết cho làn da, hạn chế sự khô da và hình thành một lớp hàng rào bảo vệ cực tốt cho da.
  • Thuốc bôi kháng nấm: Trong một vài trường hợp về tình trạng bệnh, các loại thuốc dạng bôi có tác dụng kháng, chống nấm sẽ được bác sĩ kê đơn. Hai loại thuốc đang được sử dụng phổ biến hiện nay là Ketoconazol và Ciclopirox.
  • Thuốc Calcineurin dạng bôi: Có tác dụng kháng viêm hiệu quả và kiểm soát các triệu chứng về vấn đề viêm da nên những loại thuốc này được sử dụng khá nhiều. Điểm nổi bật khác của loại thuốc này là ít gây ra các tác dụng phụ khi sử dụng, khác với những thành phần như corticoid.

7 mẹo giúp ngăn ngừa viêm da tiết bã nhờn

Vệ sinh da đúng cách

Bạn nên rửa mặt hàng ngày với nước ấm, bằng những loại sữa rửa mặt chuyên dụng cho da dầu và viêm da tiết bã. Tránh sử dụng các sản phẩm có cồn, xà phòng hay chất tẩy rửa quá mạnh vì chúng có thể làm khô và kích thích da. Sau khi rửa sạch, bạn nên lau khô da nhẹ nhàng bằng khăn mềm hoặc bông tẩy trang.

Dưỡng ẩm da hợp lý

Da dầu cũng cần được dưỡng ẩm để duy trì độ cân bằng và phục hồi hàng rào bảo vệ da. Bạn nên chọn các loại kem dưỡng ẩm không gây bít tắc lỗ chân lông, không chứa dầu hoặc có thành phần dầu nhẹ như Jojoba hay Argan. Bạn nên bôi kem dưỡng ẩm vào buổi sáng và tối sau khi rửa mặt để khóa lại các thành phần dưỡng da, tránh sự bay hơi đi.

Chăm sóc da theo chu kỳ

Bạn nên thực hiện các bước chăm sóc da cơ bản như làm sạch, toner, serum và kem dưỡng ẩm hàng ngày. Ngoài ra, bạn cũng nên tẩy tế bào chết và đắp mặt nạ khoảng 1-2 lần/tuần để loại bỏ các lớp vảy và bụi bẩn trên da, giúp da thông thoáng và sáng khỏe hơn. Những sản phẩm tẩy tế bào chết hoặc mặt nạ có chứa axit salicylic, axit glycolic hoặc enzyme sẽ cực kỳ phù hợp để làm sạch sâu và kiểm soát dầu nhờn.

Ăn uống lành mạnh

Cũng cần bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các loại thực phẩm giàu vitamin B, kẽm và omega-3 để cung cấp dinh dưỡng cho da và giảm viêm. Tránh ăn quá nhiều đồ chiên rán, ngọt, cay hoặc có chứa gluten vì chúng có thể kích thích tiết dầu và gây mụn. Bạn cũng nên uống đủ nước (khoảng 2 lít/ngày) để giúp da luôn ẩm mượt và thanh lọc cơ thể.

Giảm căng thẳng

Căng thẳng hay stress là một trong những yếu tố gây ra viêm da tiết bã nhờn vì nó làm tăng sản sinh cortisol – hormon gây ra sự tiết dầu trên da. Bạn nên tìm cách giải tỏa căng thẳng bằng cách thư giãn, thiền định, nghe nhạc hay làm những việc mình yêu thích. Đồng thời xây dựng một lối sống lành mạnh, đi ngủ đúng giờ và tránh hút thuốc lá hoặc uống rượu.

Bảo vệ da khỏi ánh nắng

Ánh nắng mặt trời có thể làm tổn thương da, gây ra các vết đỏ và khô ráp. Bạn nên che chắn da khi ra ngoài bằng cách đội mũ rộng vành hoặc mang ô. Đừng quên bôi thêm kem chống nắng hàng ngày với chỉ số SPF ít nhất là 30 và có khả năng kiểm soát dầu nhờn.

Đi khám bác sĩ khi cần thiết

Nếu bạn đã áp dụng các biện pháp trên mà vẫn không thấy cải thiện hoặc triệu chứng của bạn ngày càng trầm trọng hơn, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Bác sĩ có thể kê cho bạn các loại thuốc uống hoặc thuốc tiêm để kiểm soát viêm và ngăn ngừa tái phát.

Kết

Có thể thấy, bệnh viêm da dầu ở mặt là một bệnh lý ảnh hưởng rất nhiều đến làn da và tâm lý, sự tự tin của chúng ta. Vì thế thông qua bài viết này, chúng tôi mong rằng, những người đã và đang mắc phải hoặc muốn biết thêm về bệnh, có thể có thêm nhiều thông tin cần thiết để hành trình sở hữu làn da khỏe mạnh thật thuận lợi và thành công hơn.

Viêm da dầu ở mặt

Scroll to Top

ĐẶT LỊCH BÁC SỸ

Thời gian ưu đãi 30% còn lại

Giờ
Phút
Giây