Muốn tìm hiểu về chuông gió phong thủy và những điều cần biết, hãy tìm hiểu ngay dưới đây!
Chuông gió là gì?
Trong tiếng Hán, chuông gió được gọi là Phong linh, trong tiếng Nhật là Furin. Có 2 loại chính là chuông gió phong thủy và chuông gió trang trí.
Vật phẩm này phổ biến và quen thuộc không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều nơi trên thế giới.
Chuông gió là sự kết hợp hài hòa của phần chuông và gió để tạo ra những âm thanh trong trẻo, vui tai như âm thanh của thiên nhiên, đất trời. Nhờ vậy mà người nghe sẽ cảm thấy tâm hồn bình yên, thoải mái.
Trong phong thủy, chuông gió còn là 1 vật phẩm phong thủy thu hút, phân tán nguồn năng lượng tích cực luân chuyển trong nhà đồng thời hóa giải khí xấu hiệu quả.
Sức mạnh phong thủy của chuông gió
- Báo hiệu điều tốt lành
Sức mạnh phong thủy của chuông gió đầu tiên cần nhắc tới đó là mang tới tín hiệu tốt lành.
Đạo Phật quan niệm rằng, những cái ở trạng thái tĩnh thì đại diện cho điềm xấu, sự chết chóc; còn những cái ở trạng thái động, phát ra âm thanh thì đại diện cho sự sống và điều tốt lành.
Bởi vậy, chuông gió đung đưa và tạo nên âm thanh là báo hiệu cho những điều may mắn, cát lành đến với người sử dụng.
- Biến hung thành cát
Không chỉ là vật trang trí giúp ngôi nhà tăng thêm phần sống động, chuông gió còn giúp điều hòa sự vận động của các nguồn năng lượng, xua đuổi những khí xấu, tiêu cực ra khỏi ngôi nhà.
Phong thủy nhà ở cho rằng, chuông gió còn biến hung thành cát, giúp phát tán, luân chuyển nguồn năng lượng tốt, đem lại sự bình an và may mắn cho gia chủ.
Theo quan điểm truyền thống, chuông gió nếu được đặt đúng chỗ có thể khắc chế các năng lượng xấu ở các góc bị phi tinh xấu chiếu tới, hóa giải năng lượng tiêu cực sinh ra từ những không gian khiếm khuyết về mặt phong thủy hoặc từ những đồ đạc lâu năm trong nhà.
- Tượng trưng cho tình yêu đôi lứa
Bên cạnh đó, vật phẩm này còn được cho là mang thông điệp yêu thương “anh mãi mãi bên em” nên còn tượng trưng cho sự gắn kết trong tình yêu đôi lứa.
Có lời tương truyền rằng, hai người yêu nhau nếu chẳng may lạc mất nhau, tiếng chuông sẽ đưa đường chỉ lối cho họ quay về bên nhau một lần nữa.
Cho nên nếu muốn tìm một vật phẩm tặng cho người yêu thương với lời cầu chúc hạnh phúc thì chuông gió thật sự là một món quà đầy ý nghĩa.
- Âm thanh chuông gió giúp giải trừ năng lượng xấu
Theo âm dương ngũ hành, im lặng là âm, động là dương. Một ngôi nhà, hoặc khu vực quá yên tĩnh, nhờ vào âm thanh của chuông gió có thể khuấy động toàn bộ không gian “tĩnh” của nơi đó từ Âm sang Dương.
Nhờ đó mà âm khi ở nơi đó không tích tụ, giảm năng lượng xấu hay vong linh trú ngụ.
- Hóa giải sát khí
Ngôi nhà bị gió thổi đến quá mạnh không thể tụ khí (gọi là Phong Sát). Hoặc 1 luồng khí mạnh xông thẳng đến cửa chính, cửa sổ. Nguyên nhân từ 1 con đường, hành lang, cuối hẻm cụt, cầu vượt tạo bởi dòng xe chạy đến.
Treo chuông gió nhằm mục đích chuyển hóa và làm dịu bớt những khí xấu này.
- Kích tài vượng lộc, hút may mắn
Bên cạnh tác dụng hóa giải sát khí, chuông gió đồng thời còn luân chuyển và hòa tan các năng lượng trì trệ trong nhà. Vậy nên chuông gió mang lại tài lộc, may mắn cho cả nhà.
Ngoài ngụ ý cát tường, chuông gió còn gọi quý nhân, mời quý khí rất hiệu quả.
Căn cứ vào Cửu cung phi tinh để biết hàng năm có cát hay hung tinh ở các vị trí trong ngôi nhà của bạn. Từ đó xác định được vị trí xấu trong nhà để hóa giải hoặc vị trí tốt để kích hoạt thêm nguồn năng lượng, giúp tài lộc vượng phát. Treo chuông gió là nhằm mục đích đó.
- Chắn bức xạ gây hại sức khỏe, có khả năng chữa bệnh
Một đặc trưng dễ thấy là khi ta bước chân vào thang máy thường bị mất sóng điện thoại. Đó là do lồng thang máy bằng kim loại đã cản trở các dạng sóng. Vì vậy ngôi nhà bị ảnh hưởng bởi nhiều loại sóng xấu, hoặc trụ điện, dây điện chằn chịt, đặt chuông gió có thể hóa giải bớt.
Ngoài tác dụng chắn bức xạ gây hại cho sức khỏe, chuông gió phong thủy còn có khả năng chữa bệnh.
Chúng ta thường có thể phản ứng tiêu cực hoặc tích cực với những âm thanh mà mình nghe được. Âm thanh tích cực sẽ làm giảm cảm giác buồn phiền, xua tan sự cô đơn, kích thích não bộ được thư giãn, hạn chế tức giận…
Khi có gió thổi tới, âm thanh vui vẻ, trong trẻo phát ra từ chuông sẽ giúp cho tâm trạng người nghe được nhẹ nhõm, thoải mái, bình an. Điều này rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là giảm các triệu chứng về thần kinh như căng thẳng, áp lực, trầm cảm…
Cách chọn chuông gió chuẩn phong thủy
Mỗi loại chuông gió lại có ý nghĩa và tác dụng không giống nhau tùy theo chất liệu, số thanh và biểu tượng.
Tùy vào sở thích và nhu cầu sử dụng, mỗi người lại có một cách chọn chuông gió phong thủy với chất liệu và hình dáng khác nhau cho phù hợp với bản thân.
- Chọn theo nhu cầu sử dụng:
Chuông gió thường được chia ra thành 2 loại là rỗng và đặc. Cả hai loại đều đem lại những tác dụng tốt trong phong thủy.
Tùy theo nhu cầu sử dụng của mình mà bạn có thể lựa chọn mẫu chuông gió phù hợp. Ví dụ như nếu muốn khắc chế, hóa giải sát khí thì bạn có thể chọn chuông loại thanh đặc, có 5 thanh.
Còn nếu muốn tăng cường năng lượng tốt trong nhà thì bạn có thể chọn loại chuông thanh rỗng, có 6 hoặc 8 thanh.
- Chọn theo số thanh:
Số lượng thanh ống cấu tạo nên chuông gió có ý nghĩa khác nhau. Trong đó phổ biến nhất là loại chuông được gắn 5, 6, 9 hoặc 9 thanh tương ứng với ý nghĩa là ngũ hành, lục, bát, cửu, tuyệt đỉnh. Đây đều là những con số đẹp và có ý nghĩa may mắn trong phong thủy.
Chuông gió 5 thanh: Mang lại nguồn sinh khí dồi dào cho ngôi nhà; ngăn chặn, xua đổi năng lượng xấu tiêu cực.
Chuông gió 6 hoặc 8 thanh: Mang đến tài lộc, may mắn, cát khí cho gia chủ; giúp việc làm ăn thuận lợi, công danh sự nghiệp thăng tiến.
- Chọn theo ý nghĩa biểu tượng:
Mỗi loại chuông gió sẽ có một ý nghĩa biểu tượng khác nhau. Bạn nên tìm hiểu kĩ trước khi lựa chọn chuông gió phù hợp.
Ví dụ như, chuông gió có hình ảnh Đức Phật sẽ có tác dụng cầu bình an, thanh thản, hướng nguồn năng lượng tốt vào nhà.
Chuông gió có gắn hình kỳ lân phong thủy sẽ giúp bảo vệ yên bình cho cả nhà; chuông gió gắn chữ Triện giúp kích thích năng lượng tốt lành.
Còn chuông gió có hình trái tim sẽ thúc đẩy chuyện tình duyên được viên mãn, vẹn tròn…
- Chọn theo mệnh, tuổi của gia chủ:
Chọn chuông gió theo mệnh hay tuổi gia chủ là căn cứ vào quy luật ngũ hành. Cụ thể như sau:
Người mệnh Kim: Chọn chuông bằng kim loại có màu vàng, trắng, bạc, ánh kim và tránh màu đỏ, hồng, tím.
Người mệnh Mộc: Chọn chuông làm bằng tre, gỗ màu nâu.
Người mệnh Thủy: Chọn chuông bằng kim loại hoặc vỏ sò biển, ốc biển màu trắng, xanh, đen và tránh màu nâu, đỏ.
Người mệnh Hỏa: Chọn chuông bằng gỗ, tre có màu vàng, nâu.
Người mệnh Thổ: Chọn chuông làm bằng gốm, sứ, đá màu đỏ, hồng, vàng, nâu và tránh màu đen, xanh lá, xanh nước biển.
- Chọn theo phương hướng:
Mỗi hướng của ngôi nhà lại tượng trưng cho một mệnh ngũ hành khác nhau như: Hướng Đông – mệnh Mộc; hướng Tây – mệnh Kim; hướng Nam và Đông Nam – mệnh Hỏa; hướng Bắc và Tây Bắc – mệnh Thủy; hướng Đông Bắc và Tây Nam – mệnh Thổ.
Xác định phương hướng theo phong thủy sẽ giúp chọn được đúng loại loại chuông gió có chất liệu phù hợp với từng hướng.
Cụ thể:
Nhà ở hướng Tây, Tây Bắc, Bắc: Chọn chuông gió có chất liệu bằng kim loại.
Nhà ở hướng Đông, Đông Nam, Nam: Chọn chuông gió có chất liệu bằng tre, gỗ.
Nhà ở hướng Đông Bắc, Tây Nam: Chọn chuông gió có chất liệu bằng đất sét nung, gốm sứ và treo chuông ở vị trí trung tâm nhà.
Việc chọn chuông gió theo đúng hướng sẽ không làm suy yếu hoặc phá hỏng các yếu tố chính của một khu vực bát quái.
- Chọn theo chất liệu:
Chuông gió ngày nay được làm từ nhiều nguồn chất liệu đa dạng khác nhau tùy theo sở thích và nhu cầu của người sử dụng như: gỗ, tre nứa, gốm sứ, đất nung,