Hàn Răng Là Gì? Hàn Răng Có Đau Không? Bảng giá

Hàn Răng Là Gì? Hàn Răng Có Đau Không?

Hiện nay, hàn răng được coi là phương pháp điều trị nha khoa tương đối đơn giản, nhằm khôi phục lại những tổn thương của răng và ngăn chặn sự xâm hại từ các hóa chất, vi khuẩn gây ảnh hưởng xấu tới men răng. Một số trường hợp cần phải thực hiện hàn răng như: hàn răng sâu, hàn răng mẻ, hàn răng cửa, chấn thương răng, mòn cổ chân răng, răng thưa,…

Vậy hàn răng là gì? Hàn răng hết bao nhiêu tiền? Hàn răng sâu có đau không? Tại sao hàn răng rồi vẫn đau? … Để trả lời những câu hỏi trên, bài viết của Nha Khoa Smile Dental dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông tin để tham khảo và hiểu kỹ hơn về phương pháp hàn răng.

Hàn Răng Là Gì? Hàn Răng Có Đau Không?
Hàn Răng Là Gì? Hàn Răng Có Đau Không?

Hàn răng là gì?

Hàn răng (trám răng) đây là kỹ thuật sử dụng các vật liệu chuyên dụng để lấp đầy các khoảng trống, các phần mô răng bị khuyết do sâu răng. Việc hàn răng giúp định hình và tái tạo lại hình dạng, kích thước như ban đầu cho răng. Tuy nhiên với phương pháp hàn răng không hề gây ảnh hưởng đến cấu trúc của răng bởi đây không phải mài hay chụp răng.

Hàn Răng Là Gì? Hàn Răng Có Đau Không?
Hàn Răng Là Gì? Hàn Răng Có Đau Không?

Các trường hợp cần phải thực hiện hàn răng

 Những trường hợp cần phải hàn răng bao gồm:

  • Sâu răng: do vi khuẩn đục khoét khiến cho trên bề mặt răng xuất hiện những lỗ sâu, rộng phá hủy tủy răng và ảnh hưởng sang cả những răng xung quanh. Để tránh tình trạng sâu răng cần phải làm sạch hốc răng bị sâu đồng thời kết hợp với phương pháp hàn răng bằng các vật liệu nha khoa để lấp kín hốc răng sâu.
  • Mòn răng: Nếu bạn đánh răng quá mạnh bằng bàn chải làm bằng lông cứng sẽ khiến cho men răng ở cổ răng sẽ bị hao mòn dần và dần bị lộ lớp ngà của răng. Khi ấy, răng sẽ trở nên rất nhạy cảm với đồ ăn quá nóng hoặc lạnh, thậm chí răng còn bị ê buốt.
  • Răng bị chấn thương: những tai nạn vô tình khiến cho răng bị tổn thương như: vỡ, gãy,… vì thế mà chức năng của răng cũng phần nào bị suy giảm. Việc lựa chọn phương pháp hàn sẽ giúp chiếc răng được định hình lại hình dáng ban đầu, vừa đảm bảo được chức năng nhai cũng như thẩm mỹ của hàm răng.
  • Những khuyết điểm sẵn có của hàm răng: Không phải ai sinh ra cũng có một hàm răng hoàn hảo, chúng ta thường bắt gặp những khuyết điểm của răng như:  kẽ răng thưa, răng rộng, các tác nhân bên ngoài khiến cho răng bị đổi màu…Hàn răng bằng composite là một trong những lựa chọn thích hợp cho việc khắc phục khuyết điểm và thẩm mỹ của hàm răng.

Hàn răng là một kỹ thuật đơn giản nhưng cũng đòi hỏi nhiều sự khéo léo và tỉ mỉ. Quá trình hàn răng được thực hiện nhanh chóng, không tốn nhiều thời gian nhưng lại có tác dụng to lớn trong việc bảo vệ được hàm răng chắc khỏe. Ngoài ra, cần duy trì thói quen lấy cao răng định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện kịp thời các bệnh lý răng miệng.

Tóm lại, hàn răng là một phương pháp điều trị nha khoa tương đối đơn giản, giúp sửa chữa những tổn thương của răng và ngăn chặn hóa chất, vi khuẩn ảnh hưởng xấu đến men răng. Sâu răng, mòn chân răng, chấn thương răng, …  nên thực hiện hàn răng để ngăn ngừa các biến chứng nặng hơn và tăng tính thẩm mỹ cho khoang miệng.

Các phương pháp hàn răng thường gặp

Hiện nay, có rất nhiều loại vật liệu khác nhau được sử dụng để hàn răng. Tùy theo tình trạng của bệnh nhân mà lựa chọn chất liệu phù hợp. Một số loại vật liệu cho hàn răng phổ biến bao gồm:

  • Hàn răng bằng Silicat

Đây là một trong những vật liệu đã có từ lâu với ưu điểm nổi bật là giá cả hợp lý, dễ dàng trong việc sử dụng, màu sắc tương đồng với màu của răng thật. Đây cũng là vật liệu ưa nước nên thường được sử dụng cho những răng ở vị trí khó ngăn được nước bọt và hàn cho trẻ em khi trẻ không chịu hợp tác. Vật liệu có chứa Fluor – chất giúp răng trở nên cứng chắc và chống cho răng khỏi sự xâm nhập của sâu răng.

Tuy nhiên về nhược điểm của vật liệu này là dễ vỡ, bong nhanh, không đa dạng màu để có thể lựa chọn và tạo hình như mong muốn.

  • Hàn răng bằng Amalgam

Amalgam là vật liệu được làm từ hỗn hợp các phân tử kim loại như thủy ngân, kẽm, bạc, đồng… Đây là vật liệu dễ sử dụng và có khả năng chịu lực tốt nên thường được dùng để hàn các lỗ sâu răng lớn hoặc để hàn những răng có chức năng nhai chính mà bị suy giảm chức năng nhai.

Tuy nhiên, tính thẩm mỹ của vật liệu Amalgam đem lại cũng không cao. Vì vậy, vật liệu này thường được sử dụng để hàn răng ở những vị trí không nhìn thấy được. Ngoài ra, chất liệu này còn có khả năng dẫn nhiệt và dẫn điện. Hệ quả dẫn đến là khả năng cảm nhận mùi vị thức ăn bị giảm sút.

  • Hàn răng bằng sứ

Là vật liệu có đặc tính cứng và màu trong suốt nên rất thích hợp để hàn cho răng cửa. Tuy nhiên, nhược điểm của sứ là tương đối giòn, dễ vỡ. Vì vậy, cần phải cẩn thận trong quá trình sử dụng.

  • Hàn răng bằng Composite

Là vật liệu hàn răng được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, đặc biệt là hàn răng thẩm mỹ. Đây là loại vật liệu có màu sắc gần giống màu răng, có độ bền và chịu mài mòn cao. Tuy nhiên, sau khi hàn răng có thể bị ê buốt do chất hàn và chất dán dính, sau hàn một thời gian dài chất hàn có thể bị đổi màu, vỡ và phải thay mới.

  • Hàn răng bằng kim loại

Kim loại được sử dụng là hợp chất của titan hoặc vàng, có khả năng tương thích tốt với răng và môi trường miệng. Vật liệu này chịu mài mòn và chịu lực tốt nên chỉ được sử dụng cho răng hàm. Vì được làm trong xưởng nha khoa nên miếng trám có các cạnh khít, đặc biệt là chất liệu vàng, để tránh sâu răng sau này. Tuy nhiên, màu khác với màu răng nên thẩm mỹ không đẹp, quy trình thực hiện phức tạp hơn.

hàn răng giá bao nhiêu, Hàn Răng Là Gì? Hàn Răng Có Đau Không?
Hàn Răng Là Gì? Hàn Răng Có Đau Không?

Việc lựa chọn chất liệu để hàn răng tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Hàn răng với mục đích thẩm mỹ thường sử dụng chất liệu composite vì tính thẩm mỹ cao và màu sắc giống răng thật, có thể dùng để che đi những khuyết điểm trên men răng.

Đối với những vật liệu hàn răng thông thường sẽ sử dụng vật liệu trám bạc, amalgam, sứ, kim loại,… những vật liệu có giá trị thẩm mỹ thấp sẽ được sử dụng để hàn những chiếc răng khó nhìn như răng hàm.

Tác hại khi răng bị sâu không được chữa trị kịp thời

Bệnh nhân thường có xu hướng trì hoãn hoặc không hàn răng ngay vì một số lý do. Điều này có thể gây khó chịu hoặc các biến chứng như:

Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai: Sâu răng khiến răng trở nên nhạy cảm và có thể gây ê buốt khi ăn nhai. Mặt khác, sâu răng có thể tạo lỗ trên bề mặt răng, thức ăn dễ đọng lại trong lỗ sâu, sinh ra mùi hôi khó chịu và chèn ép nướu, gây đau khi ăn nhai. Nếu một chiếc răng sâu lớn hoặc chỉ còn chân răng sẽ không đủ khỏe để thực hiện chức năng ăn nhai như bình thường.

Nguy cơ nhiễm trùng: Thức ăn còn sót lại trong lỗ sâu và tránh nhai ở một bên răng nhạy cảm có thể dễ dàng hình thành cao răng và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Do lỗ sâu trong kẽ răng, thức ăn mắc kẹt dưới nướu có thể gây đau, chảy máu và tăng nguy cơ viêm lợi kẽ răng.

Sâu răng làm lộ mô ngà, là yếu tố thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng. Răng sâu bị mất nhiều rất có thể bị vỡ gây tình trạng làm hở tủy. Khi tủy bị ảnh hưởng sẽ gây đau răng, tủy chết hoặc tủy bị nhiễm trùng gây ra nhiều biến chứng tại chỗ hoặc lan ra toàn cơ thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng và toàn thân.

Nguy cơ mất răng: Răng bị sâu răng nặng không chỉ để lại chỉ còn mỗi chân chân răng, để lâu ngày trong tình trạng viêm buộc bệnh nhân phải nhổ bỏ răng sâu đó.

Thẩm mỹ hàm răng bị ảnh hưởng: khi răng bị sâu sẽ để lại trên bề mặt răng những vết đen, thêm nữa nếu không phát hiện sớm có thế dẫn đến tình trạng vỡ răng. Nếu tình trạng đó xuất hiện ở răng cửa sẽ gây ra ảnh hưởng đến thẩm mỹ cho cả khuôn hàm, đồng thời còn khiến cho bạn cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp.

Các răng lân cận bị ảnh hưởng: Sâu răng khiến cho thức ăn bị mắc kẹt ở kẽ răng. Tình trạng mắc kẹt này để lâu sẽ gây ra sâu răng cho các răng bên cạnh.

Chi phí hàn răng bao nhiêu

Trước khi lựa chọn phương pháp hàn răng, chắc hẳn sẽ có những thắc mắc về giá hàn răng như: Hàn răng có giá bao nhiêu? Hàn răng sâu giá bao nhiêu? Hàn răng sâu hết bao nhiêu tiền? Hàn Răng bao nhiêu tiền? … Tùy thuộc vào tình trạng của răng cũng như số lượng răng cần hàn, chất liệu mà bạn lựa chọn chi phí sẽ khác nhau. Để trả lời cho những câu hỏi như vậy, dưới đây sẽ là bảng giá hàn răng sâu để mọi người có thể tham khảo:

STTTên dịch vụGiá
Hàn răng
1Bôi Fluor tại chỗ cho người lớn1.000.000 đồng/răng
2Bôi Fluor tại chỗ cho trẻ em800.000 đồng/răng
3Hàn răng sữa100.000 đồng/răng
4Hàn răng vĩnh viễn250.000 đồng/răng
5Hàn răng thẩm mỹ450.000 đồng/răng
6Hàn cổ răng300.000 đồng/răng
Điều trị tủy
1Răng sữa500.000 đồng/răng
2Răng cửa vĩnh viễn1.500.000 đồng/răng
3Răng hàm nhỏ vĩnh viễn2.000.000 đồng/răng
4Răng hàm lớn vĩnh viễn2.500.000 đồng/răng

Tuy nhiên, mỗi cơ sở nha khoa sẽ có mức giá khác nhau, bảng giá trên chỉ ở mức tham khảo để mọi người có thể dựa trên bảng giá để chuẩn bị số tiền tương tự cho việc thực hiện phương pháp hàn răng.

Các yếu tố giúp hàn răng đạt hiệu quả tốt

Sau khi hàn răng để được coi là có hiệu quả tốt khi nó đảm bảo được các yếu tố sau:

  • Tay nghề của bác sĩ, nha sĩ thực hiện tốt, thao tác chính xác, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.
  • Phương pháp hiện đại, đáp ứng các tiêu chí hiệu quả, nhanh gọn.
  • Cơ sở vật chất của phòng khám sạch sẽ, chi phí thực hiện hợp lý, phù hợp với tất cả các đối tượng.

Những lưu ý sau khi hàn răng 

Trước khi rời khỏi phòng nha, nha sĩ sẽ dặn dò bệnh nhân những khó chịu có thể xảy ra sau khi hàn răng, những lưu ý sau khi hàn, cách ăn nhai, vệ sinh răng miệng tại vị trí hàn như sau:

  • Tác dụng của thuốc tê có thể gây ra một số khó chịu như người bệnh có cảm giác mặt sưng tấy, tê nhức, môi, má, thậm chí là mắt bị sụp mí. Những khó chịu này sẽ biến mất sau khi thuốc tê hết tác dụng. Sau khi hàn không nên nhai bên tê để tránh cắn hay cắn vào môi, má vì không có cảm giác, không ăn uống quá nóng để tránh bị bỏng khi có thuốc tê.
  • Răng mới hàn phải biết ăn và nhai đúng cách, nắm rõ thời điểm có thể được ăn nhai để tránh làm bong và mài mòn chất hàn. Đối với hàn răng bằng hợp chất Composite, bệnh nhân có thể ăn và nhai ngay. Còn đối với các chất liệu hàn khác, nên tránh nhai để bên có chất hàn trong khoảng 4 giờ.
  • Tránh thức ăn quá nóng, quá lạnh hoặc quá cứng trong vài ngày đầu vì chúng có thể gây kích ứng răng, ê buốt hoặc đau nhức.
  • Sử dụng tăm hoặc một vật cứng để xỉa răng nơi có miếng trám giữa các răng có thể làm cho vết hàn bị bong và vỡ. Tốt nhất, nên dùng chỉ nha khoa giữa các kẽ răng theo chỉ dẫn của nha sĩ. Chải răng nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương, trầy xước lợi, tránh làm mòn răng và miếng hàn.
  • Hạn chế thực phẩm, đồ uống có màu, cà phê, thuốc lá,… để tránh làm xỉn màu vật hàn.
Hàn Răng Là Gì? Hàn Răng Có Đau Không?
Hàn Răng Là Gì? Hàn Răng Có Đau Không?

Ngày nay, hàn răng khá đơn giản, không đau, chất liệu hàn tốt nên hàn răng không còn là nỗi lo của bệnh nhân. Người bệnh nên chủ động khám răng định kỳ 6 tháng / lần để luôn có một nụ cười tự tin, rạng rỡ.

Kết luận

Việc hàn răng là một việc tất yếu cần thiết đối với những ai bị sâu răng, răng thưa… Mong rằng bài viết sẽ đem đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất trong việc quyết định lựa chọn phương pháp hàn răng. Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết về Nha khoa tại Nha Khoa Smile Dental.

Scroll to Top

ĐẶT LỊCH BÁC SỸ

Thời gian ưu đãi 30% còn lại

Giờ
Phút
Giây