Viêm nha chu là gì

Viêm nha chu là gì?

Không ít người có triệu chứng chảy máu chân răng trong thời gian dài mà không khỏi nhưng không biết đó là một trong những dấu hiệu của viêm nha chu – bệnh viêm quanh răng. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đầy đủ thông tin về viêm nha chu là gìcách chữa viêm nha chu nặngtránh những biến chứng về sau.

Viêm nha chu là gì?

viem-nha-chu-la-gi
Viêm nha chu là gì?

Viêm nha chu (trong nha khoa còn gọi là bệnh nha chu), đây là một bệnh viêm nhiễm mãn tính thường gặp ở vùng răng miệng nhưng lại bị nhiều người bỏ qua và khi bệnh đã trở nặng (Viêm nha chu nặng) thì mới được phát hiện ra. 

Theo kết quả điều tra của viện răng hàm mặt Hà Nội, tuổi từ 35-45 tuổi là độ tuổi mắc viêm nha chu cao, lên tới 60%. Như vậy, cứ 100 người lớn trưởng thành thì có tới 60 người bị viêm nha chu. Kết quả của khảo sát này cho thấy tình trạng báo động về tỷ lệ người bị bệnh viêm nha chu.

Viêm nha chu với hai nhóm chính là: Viêm lợiviêm nha chu

Viêm lợi: Nhóm này hình thành và xuất hiện tại thời điểm tuổi dậy thì.

Viêm nha chu: Khi đã bị viêm lợi vào thời điểm tuổi dậy thì nhưng không được điều trị đúng cách và dứt điểm thì sang tuổi thanh xuân và lớn tuổi sẽ dễ dàng bị viêm nha chu nặng.

Khi bị viêm nha chu, các bộ phận nâng đỡ răng của người bệnh sẽ bị phá hủy dần như phần lợi, phần dây chằng quanh răng, phần xương ổ răng và phần xi măng chân răng. Do đó, viêm nha chu còn được coi như là một “sát thủ thầm lặng” và là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mất răng, không những ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng nhai mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và vẻ đẹp thẩm mỹ ở người lớn. 

Vậy để ngăn chặn “sát thủ” đáng gờm này ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày thì cần phải xác định được dấu hiệu cũng như nguyên nhân gây ra viêm nha chu để có thể phòng tránh và điều đúng cách, hiệu quả hay chữa viêm nha chu bằng phương pháp dân gian.

Dấu hiệu nhận biết và triệu chứng của viêm nha chu

trieu-chung-cua-viem-nha-chu
Hình ảnh viêm nha chu. Triệu chứng của bệnh nha chu nặng

Dấu hiệu dễ nhận biết bằng mắt thường và thường thấy của viêm nha chu nặng là hiện tượng cao răng đóng dày từng mảng, bám chặt vào phần chân răng.

Miệng có mùi hôi khó chịu.

Răng có cảm giác ê buốt.

Nướu và lợi sưng tấy đỏ.

Lợi bị tụt.

Chảy máu chân răng khi chạm nhẹ hoặc khi nhai thức ăn và khi chải răng, vệ sinh răng miệng hàng ngày.

Nếu tình trạng viêm nha chu nặng hơn thì phần răng lung lay, khi nhai cảm giác không bình thường. Khi có kết quả chụp phim Xquang thì phần xương ổ răng có hiện tượng biến mất dần.

Các giai đoạn của viêm nha chu

giai-doan-cua-viem-nha-chu
Các giai đoạn của viêm nha chu, viêm nha chu nặng và mức độ tụt lợi

Viêm nha chu dễ tiến triển thành viêm nha chu nặng

Giai đoạn 1: Do thói quen vệ sinh răng miệng không tốt nên cao răng, vôi răng hình thành. Đây là môi trường thuận lợi khiến cho vi khuẩn sinh sôi phát triển tại các mảng bám tại kẽ răng, cổ răng và viền lợi khiến kích thích nướu, dễ dẫn tới tình trạng viêm lợi.

Giai đoạn 2: Khi tình trạng viêm lợi đã lâu và không được điều trị dứt điểm thì việc chảy máu chân răng diễn ra thường xuyên mỗi khi vệ sinh răng hay khi nhai.

Giai đoạn 3: Viêm nha chu bắt đầu hình thành khi túi nha chu bị viêm, xuất hiện các mủ ẩn dưới nướu, gây khó chịu và tạo cảm giác đau ê buốt cho người bệnh.

Giai đoạn 4: Tụt lợi và xương dần bị phá hủy và mất dần. Ở giai đoạn này, viêm nha chu nặng, răng đã có hiện tượng lung lay, lâu dần sẽ có nguy cơ rụng.

Nguyên nhân gây ra viêm nha chu

Theo kết luận của các bác sĩ nha khoa, nguyên nhân chủ yếu mà nhiều người bị viêm nha chu mắc phải chính là không chú trọng việc vệ sinh răng miệng, răng có nhiều mảng bám, cao răng dày – đây chính là môi trường lý tưởng và thuận lợi để vi khuẩn phát triển nhanh chóng khiến cho các tổ chức xung quanh răng dễ bị viêm, dễ dẫn đến bị viêm nha chu.

Đồng thời, một số bệnh như: Ung thư máu, HIV, tiểu đường, béo phì, đái tháo đường,… là các bệnh suy giảm chức năng miễn dịch, bệnh liên quan tới thay đổi nội tiết tố (có trường hợp phụ nữ mang thai) cũng làm giảm sức đề kháng ở vùng quanh răng miệng.

Bên cạnh đó, nhiều người sinh hoạt theo chế độ dinh dưỡng không khoa học và hợp lý hay thường xuyên hút thuốc lá, stress,…cũng là những nguyên nhân thường gặp có khả năng gây bệnh viêm nha chu.

Tuy vậy, nhiều trường hợp bị viêm nha chu lo lắng không biết rõ cách điều trị như nào cho an toàn, hiệu quả. Hãy theo dõi tiếp để biết được phương pháp điều trị bệnh này cho hiệu quả.

Biện pháp điều trị viêm nha chu nặng

Để điều trị được viêm nha chu chính là có thể kiểm soát được mảng bám ở răng cùng các yếu tố có liên quan. 

Vậy nên, khi phát hiện ra các dấu hiệu của bệnh, cần nhanh chóng tới nha khoa khám, theo đó sẽ có phương pháp điều trị tùy vào mức độ và tình trạng viêm của người bệnh. 

Theo bác sĩ Lưu Hà Thanh – khoa răng của bệnh viện trung ương quân đội 108 cho biết viêm nha chu có các phương pháp điều trị khẩn cấp, điều trị không phẫu thuật, điều trị phẫu thuật và điều trị duy trì. Cụ thể như sau:

Biện pháp điều trị khẩn cấp viêm nha chu

Khi niêm mạc và vùng nướu lợi xuất hiện các ổ mủ hay còn gọi là áp xe thì sẽ được chỉ định điều trị khẩn cấp.

  • Phần niêm mạc hay nướu lợi bị sưng đỏ, có cảm giác đau, nếu sờ vào thấy hiện tượng phập phều. 
  • Khi người bệnh tự ý dùng thuốc kháng sinh thì có thể tạm thời khỏi. Tuy nhiên, không thể khỏi dứt điểm nên sẽ tái diễn theo chu kỳ và nguy cơ ngày càng trầm trọng hơn.

Biện pháp điều trị không cần phẫu thuật

Đây là phương pháp điều trị cơ bản ở thể nhẹ.

  • Giúp điều chỉnh, thay thế các miếng trám
  • Đánh giá sơ bộ, chỉ định nhổ phần răng nếu không thể giữ lại được
  • Răng có hiện tượng lung lay sẽ được cố định lại
  • Nếu cần thiết sẽ phục hình tạm
  • Tiến hành cạo phần cao răng và xử lý bề mặt gốc răng giúp vệ sinh răng sạch sẽ
  • Sử dụng các thuốc sát khuẩn, thuốc chống viêm để chấm vào phần răng bị tổn thương

Biện pháp điều trị phẫu thuật viêm nha chu nặng

Nếu đã được điều trị qua các biện pháp trên nhưng tình hình không thuyên giảm thì buộc phải tiến hành phẫu thuật.

Phương pháp phẫu thuật loại bỏ túi nha chu: Ở phương pháp này, bác sẽ sẽ tiến hành làm giảm độ sâu của phần túi nha chu giúp làm sạch các mảng bám trên răng, loại bỏ môi trường vi khuẩn sản sinh.

Phương pháp phẫu thuật tái tạo: Phương pháp này được thực hiện khi các mô nha chu và phần xương đã bị phá hủy, phần còn lại là túi nha chu được tạo thành quanh răng. Khi các túi nha chu sâu và chứa vi khuẩn số lượng nhiều sẽ khiến cho răng bị lung lay. Lưu ý, sau phẫu thuật này thì mô nha chu và một phần xương có thể tái tạo.

Phương pháp phẫu thuật ghép mô mềm: Khi hiện tượng chân răng đã bị lộ do tụt lợi. Phương pháp này sẽ giúp phục hồi và ngăn chặn việc tụt lợi.

Biện pháp điều trị duy trì

Khi bệnh nhân đã có nhiều chuyển biến tích cực, tình trạng viêm nha chu ổn định thì vẫn cần được theo dõi và khám lại định kỳ kèm theo các biện pháp duy trì để có thể kiểm soát cũng như ngăn ngừa tránh viêm nha chu tái phát hay tiến triển.

Các câu hỏi liên quan đến viêm nha chu

Viêm nha chu và cách phòng bệnh như nào?

Để hạn chế khả năng bị viêm nha chu, mỗi người đều có thể chủ động thực hiện trong việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng cá nhân của mình. Đồng thời, nên lưu lại những hoạt động sau:

Nên dùng bàn chải lông mềm và chải răng nhẹ nhàng, đúng cách.

Kết hợp với kem đánh răng, nước súc miệng có chứa flour để vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng, buổi tối hoặc cẩn thận thực hiện sau mỗi bữa ăn để hạn chế mảng bám thức ăn còn lưu lại ở răng.

Đồng thời, sử dụng chỉ nha khoa để hỗ trợ lấy mảng bám ở kẽ răng, giúp vệ sinh răng miệng được hiệu quả, hạn chế hình thành vôi răng nhất là ở những vị trí mà bàn chải không thể chạm tới làm sạch.

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng cách ăn nhiều trái cây và rau xanh.

Nên lấy vôi răng vào 6 tháng/lần.

Khám răng theo định kỳ.

Khi xuất hiện những triệu chứng của các bệnh về răng miệng cần nhanh chóng đến cơ sở uy tín và bác sĩ có kinh nghiệm để điều trị đúng phương pháp.

Viêm nha chu ở trẻ em 

Ở trẻ em, viêm nha chu tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng bố mẹ cần lưu ý kiểm soát phòng ngừa cũng như điều trị sớm cho bé, tránh bệnh tiến triển nặng.

Trẻ em luôn thích ăn bánh kẹo nên dẫn tới nhiều trẻ gặp các vấn đề về răng, điều này sẽ có nguy cơ gây viêm nha chu.

Vì trẻ chưa nhận thức tầm quan trọng của việc chải răng đúng cách. Do vậy, các bố mẹ nên dành thời gian đồng hành cùng con, hướng dẫn con chăm sóc răng miệng.

Cách chữa viêm nha chu răng tại nhà

cach-chua-viem-nha-chu-rang
Tiến trình phát triển viêm nha chu và độ sâu của túi nha chu viêm

Để có thể điều trị viêm nha chu tại nhà, người bệnh có thể tham khảo một số cách chữa đơn giản dễ thực hiện như sau:

  • Thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách khi dùng bàn chải mềm chải sạch các mảng bám thức ăn.
  • Để giảm đau do viêm nha chu, người bệnh có thể thoa hỗn hợp muối và chanh hoặc tham khảo một số cách chữa viêm nha chu bằng phương pháp dân gian khác.

Chữa viêm nha chu bằng phương pháp dân gian

Nếu viêm nha chu ở giai đoạn nhẹ thì có thể áp dụng một số cách chữa viêm nha chu bằng phương pháp dân gian. Mọi người có thể tham khảo sử dụng chanh, muối, gừng,…

Gừng: Người bệnh có thể dùng gừng thái lát mỏng và đem nấu cùng nước tạo độ đậm vừa phải để súc miệng sau ăn nhằm sát khuẩn, kháng viêm hiệu quả.

Chanh và muối trộn đều và dùng trong 2-3 ngày thoa lên vùng chân răng để làm giảm cơn đau và giảm sưng hiệu quả cho người bệnh.

Các loại thuốc trị viêm nha chu

Thuốc trị viêm nha chu là một trong những tìm kiếm của nhiều người bệnh. Nhiều người có thể sử dụng các loại thuốc: các loại thuốc uống (Cefixim 100, Gentamicin, Ciprofloxacin,…) thuốc bôi chữa viêm nha chu (Metrogyl denta, Emofluor gel, Dentosmin P, Periokin,…). Tuy nhiên, người bị viêm nha chu cần tuân thủ hướng dẫn sử dụng và chỉ sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ kê đơn, không tự ý thay đổi liều lượng hay đổi thuốc.

Kết luận

Viêm nha chu tuy là một bệnh thường gặp và phổ biến hiện nay nhưng cũng có thể phòng ngừa được. Hi vọng thông qua bài viết này, Nha Khoa Smile Dental đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích về viêm nha chu cùng nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết qua các triệu chứng và cách phòng ngừa, chữa trị hiệu quả.

Scroll to Top

ĐẶT LỊCH BÁC SỸ

Thời gian ưu đãi 30% còn lại

Giờ
Phút
Giây