Bạn có biết, vị trí mụn trên mặt có thể cung cấp nhiều thông tin quan trọng về sức khỏe và cơ địa của bạn. Bài viết này sẽ khám phá nguyên nhân gây mụn ở từng vị trí trên mặt và cung cấp những bí quyết để điều trị mụn một cách hiệu quả.
Cơ cấu hình thành của mụn
Mụn là một chứng rối loạn viêm da, có các tuyến bã nhờn hay còn được gọi là dầu nhờn, có một sự liên kết với nang lông, đồng thời chứa bên trong là mọt sợ lông mịn. Ở làn da khỏe mạnh, các tuyến bã nhờn tạo ra bã nhờn đổ ra bề mặt da thông qua lỗ chân lông, đó là một lỗ mở trong nang lông. Keratinocytes, một loại tế bào da, xếp thành nang.
Thông thường, khi cơ thể trong quá trình sừng hóa, tế bào da sẽ bong ra và bị sừng hóa làm nổi lên trên bề mặt da. Khi ai đó bị mụn trứng cá, lông, bã nhờn và tế bào sừng sẽ dính lại với nhau bên trong lỗ chân lông. Điều này ngăn không cho các tế bào sừng bong ra và giữ cho bã nhờn không tiếp xúc với bề mặt da.
Hỗn hợp dầu và tế bào cho phép vi khuẩn thường sống trên da phát triển trong các nang lông bị tắc và gây viêm sưng, đỏ, nóng và đau. Khi nang lông chứa hỗn hợp trên bị vỡ, vi khuẩn, tế bào da và bã nhờn sẽ tràn vào vùng da lân cận, tạo ra các tổn thương hoặc mụn nhọt.
Đối với hầu hết mọi người, mụn trứng cá có xu hướng biến mất khi họ bước vào tuổi 30, nhưng một số người ở độ tuổi 40 và 50 vẫn tiếp tục gặp vấn đề về da này. Do đó, nếu muốn da không nổi mụn và khỏe khoắn hơn mỗi ngày, bạn nên chăm sóc và xây dựng cho mình thói quen tốt cho da.
Nguyên nhân gây mụn ở từng vị trí trên mặt
Nguyên nhân gây mụn ở từng vị trí trên mặt sẽ phản ánh lên điều gì khi làn da và cơ thể có sự kết nối với nhau? Cùng tìm hiểu một số nguyên nhân gây mụn ở từng vị trí trên mặt phổ biến dưới đây:
1. Mụn trên trán
Mụn nổi trên trán hình thành do tắc nghẽn lỗ chân lông gây nên. Khi tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, dầu tự nhiên cùng với tế bào chết có thể tắc nghẽn lỗ chân lông trên trán và gây mụn.
Và một nguyên nhân gây mụn ở từng vị trí trên mặt không thể không nhắc đến đường chân tóc và thái dương. Những nốt mụn mọc lên có thể do sử dụng một số sản phẩm dành cho tóc mà không vệ sinh kỹ càng, để lại cặn trên da. Từ đó gây bít tắc và nổi mụn.
Một số thành phần trong mỹ phẩm, chẳng hạn như sáp thơm, có thể gây ra mụn trứng cá. Sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc không gây mụn có thể giúp ngăn ngừa mụn hình thành xung quanh chân tóc sau đó có thể ảnh hưởng đến vùng trán của bạn.
2. Mụn ở vùng trung tâm khuôn mặt
Nguyên nhân gây mụn ở từng vị trí trên mặt, đặc biệt tại vùng trung tâm khuôn mặt chính do sự thay đổi hormone trong cơ thể gây nên. Khi hormone thay đổi, thậm chí là rối loạn, hoạt động của tuyến bã nhờn dưới da được thúc đẩy tăng cường sản sinh ra chất nhờn trên da. Do đó mà da mặt dầu hơn và làn da dễ tích tụ bụi bẩn lẫn vi khuẩn, dẫn đến sự tăng trưởng của vi khuẩn gây mụn.
Bên cạnh đó, stress cũng là một nguyên nhân kích thích sự sản xuất hormone trong cơ thể. Cơ chế hình thành bởi sự căng thẳng sẽ thúc đẩy dây thần kinh tác động đến dự hoạt động của các tuyến dầu dưới da. Gây nên mụn tại vùng trung tâm của khuôn mặt.
3. Mụn ở vùng gò má và khóe miệng
Tại vùng gò má và khóe miệng thường xuyên tiếp xúc với tay và các bề mặt khác, do đó có thể mang theo vi khuẩn gây mụn và nhiễm trùng lên da. Bên cạnh đó, nổi mụn trên má có thể xảy ra do mụn trứng cá hay do ma sát hoặc cọ xát từ những vật dụng khác lên da mặt.
Theo một số nghiên cứu về da liễu cho thấy, nếu chế độ ăn uống của bạn không lành mạnh như việc nạp quá nhiều thực phẩm có chứa đường, sản phẩm từ sữa và quá nhiều đồ chiên, hoặc đồ ăn có vị cay có thể gây kích ứng da và tăng cơ hội xuất hiện mụn ở vùng này.
4. Mụn ở cằm và cổ
Không vệ sinh da sạch sẽ là một trong những nguyên nhân gây mụn ở từng vị trí trên mặt, đặc biệt là vùng cằm và cổ. Da tại vùng cằm và cổ là phần dưới cùng của khuôn mặt nên đa phần chúng sẽ không được quan tâm để vệ sinh cho kỹ càng.
Từ đó, bụi bẩn, các bã nhờn và cặn dưỡng ẩm còn sót lại sẽ khiến da bị tắc gây nổi mụn trên da. một lý do khác khiến cho nguyên nhân gây mụn ở từng vị trí trên mặt gia tăng đó là lựa chọn sản phẩm không phù hợp với tình trạng da hay chứa các thành phần gây kích ứng.
Những bí quyết để điều trị mụn hiệu quả
Sử dụng thuốc để điều trị
- Retinoids: Ngăn ngừa tắc nghẽn nang lông, tăng tốc quá trình tái tạo tế bào da và giảm viêm. Chúng cũng có thể giúp giảm vết thâm do mụn.
- Dicarboxylic Acid: Giảm nhiễm trùng và viêm do vi khuẩn. Được kê toa như thuốc bôi.
- Benzoyl Peroxide: Có tác dụng chống vi khuẩn và giảm sự tắc nghẽn của lỗ chân lông. Thường được sử dụng để điều trị mụn trứng cá và mụn trứng cá viêm nhiễm.
- Salicylic Acid: Giúp làm sạch lỗ chân lông, loại bỏ tế bào chết và giảm sự viêm nhiễm. Thường được sử dụng để điều trị mụn trứng cá không viêm nhiễm.
- Antibiotics: Như clindamycin hoặc erythromycin có tác dụng chống vi khuẩn và giảm sưng đỏ trong trường hợp mụn viêm nhiễm.
- Azelaic Acid: Có tác dụng chống vi khuẩn và làm giảm sự tắc nghẽn lỗ chân lông. Cũng có thể giúp giảm vết thâm do mụn.
- Sulfur: Có tính chất chống vi khuẩn và giảm sự tắc nghẽn lỗ chân lông. Thường được sử dụng trong các sản phẩm chống mụn.
- Niacinamide: Là một dạng vitamin B3 có tác dụng làm giảm sự viêm nhiễm và giảm bài tiết dầu trên da.
- Antiandrogens: Ngăn chặn tác động của androgen trên các tuyến dầu trên da.
- Corticosteroid: Giảm viêm. Được kê đơn dưới dạng bôi, uống hoặc tiêm trong các trường hợp mụn trứng cá nặng.
Chăm sóc da mặt
Bạn nên làm sạch da mặt với bông và nước tẩy trang trước khi rửa mặt, việc này sẽ giúp cho da mặt của bạn được lấy đi lớp bụi bẩn, cặn nhờ từ lỗ chân lông và làm sạch trước lớp trang điểm. Bên cạnh đó bạn cũng nên lựa chọn các sản phẩm có chứa hoạt chất dịu nhẹ được chiết xuất từ thiên nhiên để chăm sóc. Nên lưu ý là lựa chọn chúng tùy vào tình trạng da để tránh tình trạng dư thừa chất này mà thiếu chất kia.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh có thể hỗ trợ việc điều trị mụn và duy trì làn da khỏe mạnh. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn lành mạnh cho da mụn:
- Tiêu thụ nhiều rau và trái cây: Rau và trái cây giàu chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất, giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết cho da. Hãy tăng cường tiêu thụ các loại rau xanh như rau cải, bông cải xanh, rau mùi, rau răm và các loại trái cây như quả mâm xôi, dứa, cam, quýt và việt quất.
- Uống đủ nước: Nước giúp duy trì độ ẩm cho da và giúp làm sạch cơ thể từ bên trong. Hãy uống đủ 8-10 ly nước mỗi ngày để giữ cho da mịn màng và giảm tình trạng mụn.
- Giảm tiêu thụ đường và thực phẩm có chỉ số glycemic cao: Các loại thực phẩm có chỉ số glycemic cao như đường, bánh mì trắng, mì sợi, bánh ngọt và nước ngọt có thể gây kích thích tuyến dầu, gây mụn và tăng sự viêm nhiễm trên da. Hãy thay thế chúng bằng các nguồn carbohydrate phức tạp như ngũ cốc nguyên hạt, lạc, hạt chia và ngũ cốc không đường.
Nói tóm lại, những vị trí nổi mụn trên mặt đều liên quan đến sức khỏe bên trong của cơ thể, do đó ngoài việc chăm sóc da mặt, bạn cũng cần quan tâm tới sức khỏe của cơ thể mình nhé! Qua bài viết trên, Chúng tôi hy vọng bạn đọc sẽ tổng hợp được các thông tin từ khám phá nguyên nhân gây mụn ở từng vị trí trên mặt và những bí quyết để điều trị mụn hiệu quả và an toàn tại nhà.
Nha Khoa Thẩm Mỹ Quốc Tế – Smile Dental | Bọc Răng SỨ