Kinh nghiệm Gọt Hàm

Gọt Hàm

Cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu của con người về cái đẹp cũng ngày càng cao hơn.

Để có được một khuôn mặt đẹp và ưu nhìn trong mắt mọi người, không ít người đã bỏ ra số tiền lớn để phẫu thuật, chăm sóc gương mặt của mình.

Một trong những phương pháp mà nhiều người tìm đến là gọt hàm.

Vậy gọt hàm là gì?

Ưu điểm mà gọt hàm đem lại bao gồm những gì?

Đối tượng nào có thể áp dụng phương pháp này?

Có cần chuẩn bị gì trước khi gọt hàm không?

Quá trình phẫu thuật diễn ra như thế nào?

Cách chăm sóc sau khi gọt hàm?

Những điều cần phải chú ý khi gọt hàm?

Một số câu hỏi liên quan đến việc gọt hàm?

Hôm nay, bài viết này sẽ giúp bạn có được những thông tin cần thiết trước khi đưa ra quyết định gọt hàm để bản thân có được một khuôn mặt ưu nhìn, cuốn hút mọi người hơn trong thời gian tới.

Gọt hàm là gì?
Gọt hàm là gì?

Gọt hàm là gì?

Gọt hàmphẫu thuật tác động trực tiếp đến xương quai hàm của khuôn mặt nhằm khắc phục những khuyết điểm như xương hàm thô, vuông, mất cân đối,…

Sau khi gọt hàm, khuôn mặt của bạn sẽ trở nên hài hòa, thon gọn và tự nhiên hơn, giúp bạn có thêm sự tự tin và vẻ đẹp cuốn hút hơn trong công việc và cuộc sống.

Đây là phương pháp thẩm mỹ khuôn mặt được mọi người ưa chuộng và lựa chọn nhiều nhất hiện nay.

Gọt hàm V-line là gì?

Trong gọt hàm thì mọi người thường chọn gọt hàm V-line nhất vì chữ V đại diện cho vẻ đẹp và sự nữ tính của phụ nữ Á Đông, chị em sẽ có ngay một khuôn mặt xinh đẹp và thon gọn hơn sau khi sử dụng phương pháp này.

Gọt hàm Vline là phẫu thuật chỉnh hình các góc của hàm và cằm để tạo hình dạng thon nhọn và mềm mại như hình chữ V – đúng như tên gọi V-line của nó.

Đối với những người có khuôn mặt ngắn và rộng, độ dài và vị trí cằm sẽ được điều chỉnh để tạo dạng V-line.

Đối với những người có khuôn mặt tẹt và cằm dài, xương hàm và cằm sẽ được cắt ngắn để khuôn mặt nhỏ hơn theo tỷ lệ vàng.

Những ai cần gọt hàm?

Gọt hàm là phương pháp giúp mọi người có được khuôn mặt như ý muốn nên không giới hạn nam nữ, tuổi tác,…

Đặc biệt, gọt hàm sẽ đem lại hiệu quả tối ưu đối với những ai có các khuyết điểm như:

Người có xương hàm vuông, thô, không cân đối làm cho khuôn mặt không được ưu nhìn.

Người có hai bên xương hàm không đều do gặp tai nạn, chấn thương hoặc có thể là bẩm sinh.

Người có cằm thô, ngắn,… muốn điều chỉnh xương hàm và cằm.

Người có xương gò má cao muốn hạ thấp để gương mặt được tinh tế, ưu thích hơn.

Và bất kỳ ai có nhu cầu làm đẹp, muốn cải thiện khuôn mặt của mình đẹp hơn kể cả khi vùng xương hàm đã phát triển hoàn thiện.

Tuy nhiên, gọt hàm nên chỉ được thực hiện đối với những người có sức khỏe ổn định, không mắc bệnh nền hay nan y để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Chú ý không gọt hàm đối với những đối tượng dưới đây:

Phụ nữ đang có thai hoặc trong quá trình đang cho con bú.

Người chưa trưởng thành (phải đủ 18 tuổi trở lên).

Người đã và đang mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, tiểu đường.

Người cao tuổi.

Người đang sử dụng thuốc chống đông hoặc bị rối loạn đông máu.

Người có bệnh lý nghiêm trọng đang trong quá trình điều trị.

gọt hàm mới

Chuẩn bị gì trước khi gọt hàm?

Trước khi tiến hành gọt hàm, mọi người nên kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng để xem sức khỏe của mình có phù hợp để làm phẫu thuật hay không.

Đối với một số trường hợp đặc biệt nên nhờ bác sĩ tư vấn, đưa ra các giải pháp thay thế nhằm bảo đảm an toàn sức khỏe của mình.

Đầu tiên, bác sĩ sẽ thăm khám và đánh giá khuyết điểm trên gương mặt của khách hàng. Từ đó đưa ra những phương án tối ưu và hợp lý, giải đáp những thắc mắc (nếu có) của khách hàng.

Hiện nay, với công nghệ mô phỏng cấu trúc xương hàm sau khi phẫu thuật, mọi người có thể quan sát trực quan kết quả cuối cùng để xem có phù hợp với mình không.

Tiếp theo, mọi người sẽ trình bày với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình, tiền sử bệnh tật và một số vấn đề khác có liên quan.

Sau khi có được cái nhìn tổng quan, bác sĩ sẽ khám sức khỏe sơ bộ như đo huyết áp, xết nghiệm máu,.. để chắc chắn sức khỏe của khách hàng đủ điều kiện tham gia gọt hàm.

Việc cuối cùng trong khâu chuẩn bị là test phản ứng thuốc để hạn chế tình trạng dị ứng thuốc trong khi làm phẫu thuật.

Nếu xảy ra dấu hiệu bất thường trong quá trình test, bác sĩ sẽ nhanh chóng đổi và thử những loại thuốc khác để tìm ra loại thuốc phù hợp với sức khỏe của khách hàng.

Phẫu thuật gọt hàm

Gọt hàm là một cuộc phẫu thuật chỉnh chu, khoa học nên không thể thiếu đội ngũ phẫu thuật chuyên nghiệp như bác sĩ phẫu thuật, gây mê, y tá, điều dưỡng,…

Bên cạnh đó cần có phòng phẫu thuật vô trùng, máy móc và dụng cụ y tế cần thiết để cuộc phẫu thuật gọt hàm diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp.

Các bước chính trong một cuộc phẫu thuật gọt hàm bao gồm:

Bước 1: Tiến hành gây mê và sát trùng vùng xương hàm cần chỉnh sửa.

Bước 2: Bác sĩ tạo đường mổ bên trong niêm mạc hàm dưới bằng dụng cụ y tế chuyên dụng. Việc này giúp giảm nguy cơ lộ sẹo sau khi gọt hàm.

Bước 3: Bóc tách để lộ xương hàm hai bên sau đó dùng máy siêu âm để chỉnh sửa hoặc cắt bỏ phần xương hàm đã được tính toán từ đầu.

Bước 4: Đóng vết mổ và băng ép để cố định vùng xương hàm vừa phẫu thuật. Cuối cùng chuyển khách hàng vào phòng hồi sức.

Chăm sóc sau khi gọt hàm

Gọt hàm là phương pháp can thiệp trực tiếp đến xương hàm nên khách hàng phải ở lại bệnh viện từ 1 đến 2 ngày để theo dõi sức khỏe và xử lý vấn đề nếu có điều gì không ổn xảy ra.

Trước khi về nhà, bác sĩ sẽ kiểm tra lại vết mổ lần nữa, đánh giá sức khỏe khách hàng lần cuối trước khi rời khỏi đây.

Sau khi gọt hàm, bạn nên thực hiện những biện pháp sau đây để vết mổ mau lành, giảm sưng đau và hạn chế tình trạng viêm nhiễm:

Sử dụng thuốc đúng liều lượng và chăm sóc vết mổ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Để cố định khuôn mặt sau gọt hàm, khách hàng nên đeo băng ép trong 7 ngày đầu để đạt được hiệu quả thẩm mỹ cao nhất, giảm sưng đau và tụ máu trên mặt.

Trong 48 giờ kể từ khi gọt hàm nên chườm đá liên tục và sử dụng thuốc giảm đau mà bác sĩ đã kê đơn để giảm đau nhức, khó chịu.

Trong 7 ngày đầu hạn chế đánh răng để tránh va chạm vết mổ. Sau thời gian này, vệ sinh răng miệng thường xuyên để hạn chế viêm nhiễm vết mổ.

Hạn chế nói chuyện, ngáp hay há miệng lớn trong 7 ngày đầu để hạn chế ảnh hưởng đến vùng xương hàm mới điều chỉnh, cắt gọt.

Thực phẩm nên được ưu tiên sử dụng sau khi gọt hàm là sữa, cháo lỏng, các món mềm và ít gia vị,… để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, giúp khách hàng sớm hồi phục sức khỏe và lành vết mổ.

Hạn chế tối đa thực phẩm dễ gây sẹo như xôi, rau muống, thịt gà, hải sản, rượu bia, nước ngọt có gas,…

Không sử dụng thuốc lá, các chất kích thích khác trong 14 ngày sau phẫu thuật.

Tránh các bài tập thể dục nặng trong một tháng. Khách hàng nên đi bộ nhẹ nhàng để lưu thông máu tốt hơn và giúp vết thương mau lành hơn.

Khi ngủ nên giữ mặt càng cao càng tốt để giảm sưng và cố định phần xương hàm mới phẫu thuật.

Tái khám theo đúng lịch hẹn mà bác sĩ đã đặt ra.

Tác dụng phụ của gọt hàm

Đối với cơ địa từng người mà tác dụng phụ sẽ khác nhau. Các biểu hiện mà mọi người thường gặp nhất là:

Đau nhức và bầm tím phần xương hàm chỉnh sửa, cắt gọt.

Sưng và viêm, đôi khi chảy máu hoặc dịch.

Nhức đầu, mệt mỏi sau khi gây mê.

Hình dáng sau khi lành không cân đối.

Nếu bị sốt, buồn nôn, chóng mặt trong thời gian dài sau khi gọt hàm, khách hàng nên tới gặp ngay bác sĩ để có được phương án chữa trị hiệu quả nhất.

Gọt hàm giá bao nhiêu tiền?

Trên thị trường hiện nay, gọt hàm có giá từ 70-80 triệu/1 lần.

Gọt hàm (sửa lại) thì có giá từ 40-50 triệu/1 lần.

Đây là mức giá tham khảo nên sẽ có sự chênh lệnh nhỏ so với thực tế.

Ngoài ra, mức giá này còn tùy thuộc vào chương trình khuyến mãi, gói dịch vụ, tay nghề bác sĩ, thời điểm trong năm mà sẽ thay đổi.

Có lẽ một số khách hàng khi nhìn qua mức giá này sẽ giật mình nhưng để có được một khuôn mặt cân đối, thon gọn giúp bạn tự tin, thuận lợi hơn trong công việc và cuộc sống thì mức giá này là vô cùng hợp lý.

Đây chắc chắn sẽ là khoản đầu tư đáng giá nhất của bạn cho bản thân mình.

gọt hàm đặc biệt

Kinh nghiệm gọt hàm

Gọt hàm có đau không?

Gọt hàm là phương pháp can thiệp trực tiếp vào xương hàm nên có thể gây đau trong và sau khi phẫu thuật.

Tuy nhiên, trong khi phẫu thuật bác sĩ sẽ gây mê nên sẽ giảm đau đớn khi gọt hàm.

Sau khi phẫu thuật, nếu dùng đúng toa thuốc mà bác sĩ đã kê và áp dụng đúng phương pháp chăm sóc sau khi gọt hàm như chườm đá, ăn uống hợp lý,… thì cơn đau là không đáng kể.

Gọt hàm có vĩnh viễn không?

Gọt hàm là phương pháp điều chỉnh xương hàm và dùng nẹp cố định nên sau khi vết thương lành và xương vững chắc, khách hàng sẽ có được khuôn mặt như ý muốn của mình.

Phẫu thuật gọt hàm bao lâu thì lành?

Tùy tình trạng sức khỏe và chế độ chăm sóc của từng người, vùng xương hàm sẽ cần từ 3-6 tháng để phục hồi và ổn định hoàn toàn, gương mặt của bạn sẽ hoàn toàn thay đổi sau khoảng thời gian này.

Gọt xương hàm có nguy hiểm không?

Gọt hàm là phương pháp đã được Bộ Y Tế chứng nhận an toàn. Đây là kỹ thuật chỉ tác động đến xương hàm, không ảnh hưởng đến thần kinh, chức năng các bộ phận khác nên không gây nguy hiểm cho khách hàng.

Gọt hàm chỉ nguy hiểm nếu khách hàng thực hiện tại những cơ sở kém chất lượng, an toàn hoặc do sức khỏe của khách hàng không đảm bảo yêu cầu.

Kết luận

Gọt hàm đã và đang là xu hướng trong làn sòng làm đẹp hiện nay.

Gọt hàm giúp mọi người khắc phục triệt để những khuyết điểm xương hàm để có được một khuôn mặt cân đối, thon gọn hơn và có hiệu quả vĩnh viễn.

Tuy nhiên, bên cạnh ưu điểm vượt trội này, gọt hàm cần khách hàng đầu tư một số tiền và thời gian lớn để phẫu thuật, phục hồi và nghỉ dưỡng.

Khách hàng nên thảo luận và bàn bạc kĩ lưỡng với những cơ sở thẫm mỹ, bác sỹ có uy tín trong ngành để có được phương án tốt nhất, phù hợp với nhu cầu, mong muốn và sức khỏe của mình.

Hi vọng bài viết này đã cung cấp đầy đủ thông tin về gọt hàm, giúp mọi người đưa ra được quyết định đúng đắn.

Chúc mọi người sẽ sớm sở hữu được gương mặt như ý muốn và có được nhiều thành công lớn trong công việc và cuộc sống.

Mọi người có thể tham khảo thêm các bài viết khác ở đây.

Scroll to Top

ĐẶT LỊCH BÁC SỸ

Thời gian ưu đãi 30% còn lại

Giờ
Phút
Giây