Các bước chăm sóc da cơ bản cho da dầu mụn để tự tin tỏa sáng với gương mặt mộc

Da dầu mụn là một vấn đề phổ biến ở mọi lứa tuổi. Để cải thiện tình trạng da và hạn chế những nguy cơ gây hại từ mụn, bạn cần quan tâm tới các bước chăm sóc da cơ bản cho da dầu mụn dưới đây.

1. Dấu hiệu nhận biết da dầu

Da dầu có thể dễ dàng nhận biết bằng cách quan sát. Da dầu thường trông khá dày, bóng nhờn và có lỗ chân lông to. Do tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ dưới da, dẫn đến tình trạng dầu nhờn dư thừa đọng lại và bít tắc lỗ chân lông. Điều này khiến da trở nên nhờn rít, sần sùi và xuất hiện mụn trứng cá, đặc biệt là ở vùng chữ T (trán, mũi và cằm).

Các bước chăm sóc da cơ bản cho da dầu mụn
Hình ảnh minh họa

Dưới đây là một số dấu hiệu để nhận biết da dầu:

  • Da bóng nhờn: Da dầu thường có xu hướng bóng nhờn, đặc biệt là ở vùng chữ T.
  • Mụn trứng cá: Da dầu thường có nhiều lỗ chân lông to, dễ bị tắc nghẽn và có nhiều mụn trứng cá.
  • Da dày: Da dầu thường dày hơn và có độ đàn hồi tốt hơn so với các loại da khác.
  • Da dễ bắt nắng và sạm màu: Do bã nhờn bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí, gây tình trạng da không đều màu.
  • Da sần: Do lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi bã nhờn và tế bào chết, làm cho da trông sần sùi và không mịn màng.

Nếu bạn có những dấu hiệu này, có thể bạn đang sở hữu một làn da dầu. Để giảm tình trạng này, bạn cần lựa chọn sản phẩm chăm sóc phù hợp và thực hiện các bước chăm sóc cơ bản cho da dầu mụn để giảm bã nhờn và ngăn ngừa mụn tốt hơn.

2. Nguyên nhân gây mụn trên da dầu

2.1. Do gen di truyền

Gen di truyền là một tác nhân quan trọng trong việc quyết định loại da bạn sở hữu. Nếu một trong ba hoặc mẹ có làn da dầu thì khả năng cao bạn cũng sẽ được thừa hưởng làn da dầu này.

2.2. Do tuổi tác

Ở giai đoạn dậy thì tuổi thanh thiếu niên, nội tiết tố bên trong cơ thể sẽ thay đổi nhiều nhất. Việc này dẫn đến tình trạng các yếu tố trên cơ thể cũng bắt đầu thay đổi theo, điển hình như nang tóc yếu đi, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn… Do vậy, những bạn trẻ trong độ tuổi này thường sẽ có một làn da dầu nhờn và rất dễ lên mụn. Ngược lại, khi tuổi tác càng cao da sẽ bắt đầu lão hóa dần và tuyến bã nhờn dưới da cũng sẽ tiết ít dầu hơn. Do đó da mặt sẽ trở nên khô ráo và đỡ nhờn rít hơn.

2.3. Do môi trường sống và khí hậu

Nước ta có vị trí địa lý nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, với nhiệt độ cao, lượng mưa dồi dào và độ ẩm cao. Sự phát triển công nghiệp làm tăng mức độ ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn. Một môi trường sống với khí hậu nóng ẩm, đầy bụi bẩn và vi khuẩn sẽ khiến da đổ dầu nhanh hơn.

2.4. Do kích thước lỗ chân lông lớn

Cơ địa là một trong những nguyên nhân quyết định làn da có tiết dầu nhiều hay không. Lỗ chân lông có xu hướng lớn lên có thể do ảnh hưởng từ cơ địa, độ tuổi hay sự thay đổi trạng thái cơ thể như tăng cân đột ngột. Lỗ chân lông to khiến da mặt bị nhờn rít hơn so với làn da có lỗ chân lông bình thường.

Lỗ chân lông to gây nhờn rít
Hình ảnh minh họa

2.5. Do sử dụng các sản phẩm không phù hợp với làn da

Sử dụng các sản phẩm không phù hợp với làn da dầu mụn hoặc sử dụng loại kem dưỡng gây kích ứng có thể làm tăng khả năng tiết dầu trên da. Việc này có thể làm da mặt trở nên nhạy cảm hơn và lỗ chân lông giãn nở do bị tắc nghẽn.

2.6. Do chăm sóc da “quá kỹ”

Với da dầu mụn, tẩy tế bào chết và rửa mặt thường xuyên sẽ khiến làn da nhanh tiết dầu hơn. Khi rửa mặt hoặc tẩy tế bào chết thường xuyên, bạn sẽ rửa trôi lớp dầu bảo vệ da. Lúc này, tuyến nhờn cho rằng da bạn quá khô và cần phải cấp ẩm ngay. Điều này khiến tuyến nhờn hoạt động hết công suất để sản sinh ra nhiều dầu, làm da mặt trở nên quá nhờn rít.

Để hạn chế dầu nhờn, bạn chỉ nên rửa mặt không quá 2 lần một ngày và tẩy da chết chỉ 2 lần một tuần. Giữ cho da luôn sạch là một điều tốt nhưng cũng không nên quá lạm dụng.

2.7. Do thiếu kiến thức về các bước chăm sóc da cơ bản

Kiến thức về các bước chăm sóc da cơ bản cho da dầu mụn đóng vai trò quan trọng trong quá trình chăm sóc da. Trau dồi kiến thức và hiểu biết về các bước chăm sóc và quy trình đúng sẽ giúp làn da tiết ít dầu nhờn hơn, hạn chế bít tắc lỗ chân lông và kiểm soát tình trạng mụn.

3. Chăm sóc da dầu mụn cần đảm bảo những vấn đề gì để đạt hiệu quả tốt nhất?

Trước khi áp dụng các bước chăm sóc da cơ bản cho da dầu mụn, hiểu tính chất của quy trình chăm sóc là rất quan trọng. Có 4 yếu tố chính giúp quá trình chăm sóc dầu mụn của bạn có hiệu quả cao nhất:

  • Sạch: Rửa mặt 2 lần hàng ngày (sáng – tối) để loại bỏ dầu thừa, bụi bẩn, vi khuẩn và tế bào chết một cách nhanh chóng.
  • Dưỡng ẩm: Da dầu mụn cần được dưỡng ẩm kỹ càng. Khi cung cấp đủ lượng nước cần thiết, da sẽ được nuôi dưỡng mềm mịn và khỏe mạnh hơn.
  • Che chắn và bảo vệ da: Da dầu mụn cần được bảo vệ trước ánh nắng mặt trời và môi trường xung quanh. Ánh nắng có thể gây hại trực tiếp đến da, trong khi không khí xung quanh chứa nhiều vi khuẩn dễ tích tụ lại ở lỗ chân lông. Việc áp dụng những biện pháp che chắn và bảo vệ là rất cần thiết để tránh làm da mặt tổn thương.
  • Sử dụng các loại mỹ phẩm không chứa dầu: Lựa chọn sản phẩm dưỡng ẩm, kem chống nắng không chứa dầu để tránh tình trạng “dầu lại thêm dầu” dễ gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
  • Ăn uống và sinh hoạt lành mạnh: Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và tránh ăn các thực phẩm cay nóng vì chúng có thể gây kích ứng hoặc tăng tiết dầu trên da. Thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh và thường xuyên tập thể dục, tránh căng thẳng cũng là những vấn đề cần được chú ý để duy trì sức khỏe da.

4. Các bước chăm sóc cơ bản cho da dầu mụn

Tuân thủ các bước chăm sóc cơ bản cho da dầu mụn và sử dụng các sản phẩm có chức năng làm sạch sâu và kiểm soát dầu trên da là rất quan trọng. Bạn cần chăm sóc kỹ càng cho các vùng da bị mụn và tránh sử dụng các sản phẩm có thể kích thích hoặc kích ứng da.

4.1. Các bước chăm sóc cho da mụn ban ngày

Bước 1: Làm sạch mặt với sữa rửa mặt dịu nhẹ
Rửa mặt vào buổi sáng sau khi thức dậy để rửa trôi các bụi bẩn và dầu nhờn bám trên da sau đêm dài. Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ,
mát lành phù hợp cho da.

Làm sạch da mặt vào buổi sáng
Hình ảnh minh họa

Bước 2: Cân bằng da bằng toner
Sử dụng toner phù hợp với da dầu mụn để cân bằng da, giúp làm sạch bụi bẩn và giúp các dưỡng chất thẩm thấu sâu hơn.

Bước 3: Dùng serum đặc trị dành cho da dầu mụn
Dùng serum đặc trị cho da dầu mụn sau bước cân bằng da, giúp thẩm thấu vào da một cách tốt nhất. Chọn serum chứa các thành phần như vitamin B5, vitamin E, AHA, BHA, Glycerin để tái tạo tế bào da, cấp ẩm nhẹ và kiểm soát tuyến bã nhờn.

Bước 4: Dùng kem dưỡng ẩm cho da
Dùng kem dưỡng ẩm sau khi áp dụng serum để cung cấp ẩm và khóa lại các lớp dưỡng trước trên da. Chọn kem dưỡng nhẹ, không gây tắc nghẽn lỗ chân lông.

Bước 5: Bôi kem chống nắng
Bước cuối cùng là bảo vệ da với kem chống nắng. Kem chống nắng giúp bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời.

4.2. Các bước chăm sóc da mụn ban đêm

Bước 1: Tẩy trang cho da mặt
Tẩy trang là bước quan trọng đầu tiên vào ban đêm, giúp làm sạch lớp trang điểm, bụi bẩn và lấy đi bã nhờn trên da.

Bước 2: Làm sạch bằng sữa rửa mặt
Dùng sữa rửa mặt để làm sạch sâu da, rửa trôi các cặn trang điểm, bụi bẩn và bã nhờn còn sót lại trên da.

Bước 3: Sử dụng toner cân bằng da
Sử dụng toner để cân bằng da và giúp các dưỡng chất thẩm thấu sâu hơn.

Bước 4: Dùng các sản phẩm đặc trị
Sử dụng các sản phẩm đặc trị dành cho da mụn như tẩy tế bào chết hóa học, serum điều trị mụn, serum cấp ẩm phục hồi…

Bước 5: Cấp ẩm cho da bằng kem dưỡng
Dùng kem dưỡng da để cấp ẩm và phục hồi da.

Bước 6: Sử dụng kem chấm trị mụn đặc trị
Sử dụng kem chấm mụn với các nốt mụn vừa mọc lên để giảm sưng và se cồi mụn.

Việc chăm sóc da mụn đòi hỏi thời gian và công sức. Tuy nhiên, để tự tin với gương mặt mộc, bạn cần tuân thủ các bước chăm sóc cơ bản cho da dầu mụn. Hi vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm kiến thức để chăm sóc da một cách hiệu quả!

Scroll to Top

ĐẶT LỊCH BÁC SỸ

Thời gian ưu đãi 30% còn lại

Giờ
Phút
Giây