Mỗi khi bị nhiệt miệng, chúng ta đều cảm thấy khó chịu và đau nhức, khiến việc ăn uống trở nên khó khăn. Đau đớn tại vết loét khiến nhiều người e ngại ăn uống, dẫn tới thiếu chất và suy dinh dưỡng. Vậy khi bị nhiệt miệng, chúng ta nên ăn những gì để cảm thấy thoải mái hơn và tránh tái phát nhiệt miệng?
Bị nhiệt miệng nên ăn gì?
Nếu tình trạng nhiệt miệng chưa quá nặng để đến bác sĩ, chúng ta có thể tham khảo những gợi ý sau đây để giảm đau và nhanh khỏi nhiệt miệng:
Nhiệt miệng uống gì? Trà đen
Trà đen có chứa chất tannin giúp giảm đau do nhiệt miệng. Bạn có thể đắp túi trà đen ướt trực tiếp lên vết loét trong vòng 60 giây để đẩy nhanh quá trình chữa lành nhiệt miệng. Nếu bạn thích vị trà đen, hãy uống khoảng 500 – 750ml trà đen mỗi ngày.
Bị nhiệt lưỡi nên ăn gì? Sữa chua
Sữa chua có chứa lợi khuẩn lactobacillus acidophilus giúp giảm vết loét và ngăn ngừa tái phát nhiệt miệng. Bạn nên ăn khoảng 225g sữa chua nguyên chất mỗi ngày để chữa lành vết loét. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng 60g sữa chua mỗi ngày để ngăn ngừa nhiệt miệng.
Những món nên tránh khi bị nhiệt miệng
Ngoài việc biết bị nhiệt miệng nên ăn gì, chúng ta cũng cần lưu ý những món cần tránh khi bị nhiệt miệng. Các loại thực phẩm và đồ uống sau có thể khiến vết loét miệng đau hơn và tình trạng nhiệt miệng trở nên nặng hơn:
- Thức ăn có axit: Trái cây họ cam quýt (cam, chanh, bưởi), cà chua, dâu tây có chứa axit citric khiến miệng xuất hiện nhiều vết loét hơn.
- Cà phê: Cà phê chứa axit salicylic có thể gây kích ứng mô nhạy cảm trong miệng, gây nhiệt miệng.
- Chocolate: Có thể gây nhiệt miệng do dị ứng với cacao trong chocolate.
- Thực phẩm cay: Thực phẩm cay chứa ớt hoặc các thành phần gây kích ứng khác có thể gây nhiệt miệng.
- Thực phẩm chứa gluten: Nếu mắc bệnh Celiac (không dung nạp gluten), bạn nên hạn chế thực phẩm chứa gluten để không gây nhiệt miệng.
Cách ăn uống và chăm sóc răng miệng tốt khi bị nhiệt miệng
Ngoài việc biết bị nhiệt miệng nên ăn gì, chúng ta cần có thói quen ăn uống và chăm sóc răng miệng tốt để giúp vết loét nhanh lành và hạn chế tái phát nhiệt miệng. Một số lưu ý gồm:
- Ưu tiên thực phẩm ít cay và ít gia vị để ăn dễ hơn.
- Ăn những món mềm như súp, cháo, sữa chua để không gây đau hơn cho vết loét.
- Tránh thực phẩm và đồ uống có axit hoặc cồn.
- Tránh ăn uống đồ quá lạnh hoặc quá nóng để không kéo dài tình trạng nhiệt miệng.
- Tránh ăn đồ chiên dầu mỡ.
Nếu bạn thường xuyên bị nhiệt miệng, cần lưu ý những thực phẩm gây nhiệt miệng và hạn chế sử dụng chúng. Hãy nhờ sự tư vấn của bác sĩ để chọn những món dễ ăn, đầy đủ dinh dưỡng và giúp bạn nhanh khỏi nhiệt miệng. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm những loại vitamin hoặc thực phẩm bổ sung nào có thể ngừa nhiệt miệng tái phát.