Top 3 phương pháp trị rạn da cho bà bầu mang đến hiệu quả rõ rệt

Bị rạn da khi mang thai là một vấn đề phổ biến đối với hầu hết các mẹ, những vết rạn thường sẽ xuất hiện ở vùng đùi, bụng, mông ngực,… Vậy làm thế nào để hạn chế tình trạng này xảy ra và trị rạn da cho bà bầu như thế nào khi đã mắc phải? Hãy cùng theo dõi bài viết sau nhé.

1. Nguyên nhân gây nên tình trạng rạn da ở bà bầu

Vết rạn da là một hiện tượng phổ biến xảy ra ở những phụ nữ đang mang thai. Điều này được giải thích bởi vì da có tính đàn hồi, tuy nhiên khi đến một giai đoạn thai kỳ, thai nhi sẽ có trọng lượng lớn hơn, và vòng bụng của mẹ sẽ to ra khiến da bị kéo căng. Vùng da bị kéo căng đến một lúc thì các mô liên kết gồm Collagen và Elastin sẽ bị đứt gãy và hình thành những vết sẹo trên da còn gọi là rạn da.

Theo nghiên cứu về Thai sản và Da liễu, 90% phụ nữ khi mang thai sẽ phải gặp tình trạng bị rạn da ở tháng thứ 6 hoặc 7 của kỳ thai sản. Điều đó cho thấy không phải bà bầu nào cũng sẽ bị rạn da mà sẽ phụ thuộc vào cơ địa da của mỗi người có đủ độ đàn hồi hay không.

Ngoài ra, sự thay đổi Hormone của cơ thể cũng sẽ thúc đẩy hình thành vết rạn da. Thông thường, bắt đầu từ tháng thứ 3 của thai kỳ, tuyến nội tiết của cơ thể người mẹ sẽ bắt đầu có những biến chuyển rõ rệt, thai nhi và nhau thai sẽ tiết ra một số lượng lớn Hormone Progesterone và Hormone Estrogen để kích thích hình thành Melanin. Vì vậy mà những vết rạn sẽ bắt đầu xuất hiện và trở nên sẫm màu, một số còn xuất hiện những vết thâm nám.

2. Những giai đoạn của rạn da khi mang thai

Ngoài việc vết rạn da có thể sẽ xuất hiện khi mang thai thì chị em cũng nên chú ý đến những giai đoạn của vết rạn để có thể có phương pháp xử lý phù hợp.

Giai đoạn 1

Phần da bị kéo căng do vòng bụng to ra bởi viêc tăng cân đột ngột sẽ ngày càng lớn, những lớp mô bị phá hủy sẽ làm lộ những mạch máu và xuất hiện những vết rạn màu hồng. Vùng da xung quanh vết rạn lúc này sẽ phẳng và mỏng hơn so với bình thường. Vết rạn da này sẽ không gây đau đớn gì cho mẹ bầu nhưng có thể gây khô ngứa cho da.

Giai đoạn 2

Theo thời gian, những vết rạn sẽ dần tăng về cả chiều dài, chiều rộng và sẽ chuyển sang màu hơi đỏ hoặc tím. Những vết rạn da này thường sẽ có kích thước dài khoảng 5-10mm với nhiều độ rộng khác nhau.

Giai đoạn 3

Đây là giai đoạn sau khi sinh, những vết rạn da sẽ mất màu và dần chuyển sang màu trắng nhạt hoặc bạc do lúc này những mạch máu đã co lại. Những vết rạn sẽ bắt đầu mờ dần và hơi lõm xuống với nhiều hình dạng và kích thước không đồng đều với nhau.

3. Phương pháp trị rạn da cho bà bầu

Mặc dù sau khi sinh, những vết rạn da sẽ dần được mờ đi, nhưng nó vẫn sẽ khiến chị em mất tự tin với làn da của mình. Dưới đây là một số phương pháp chị em có thể tận dụng để cải thiện tình trạng rạn da.

Sử dụng những nguyên liệu dưỡng ẩm tự nhiên

Dầu ô liu

Dầu ô liu có công dung cung cấp những vitamin cần thiết cho da như Vitamin A, D, E và K, cung cấp thêm chất chống oxy hóa hóa, tẩy tế bào chết nhẹ cho da và tác dụng dưỡng ẩm hiệu quả cho da.

Dầu dừa

Dầu dừa là một nguyên liệu dưỡng ẩm cho da rất hiệu quả, ngoài ra dầu dừa còn làm tăng độ mềm mại, tính đàn hồi cho da sẽ hạn chế và kiểm soát tình trạng rạn da hiệu quả.

Nha đam

Nha đam là một thành phần được sử dụng khá nhiều trong các loại mỹ phẩm chăm sóc da, vì có khả năng làm mờ sẹo và kích thích sự phát triển và sản sinh tế bào mới nên có thể sử dụng để kiểm soát tình trạng rạn da của bà bầu sau khi sinh.

LƯU Ý: những phương pháp dưỡng ẩm bằng thành phần thiên nhiên chỉ có thể hỗ trợ cho quá trình điều trị rạn da, nên không nên đặt niềm tin quá nhiều vào các thành phần trên.

Sử dụng kem dưỡng có chứa Retinol

Retinol là một loại dẫn xuất của Vitamin A, có khả năng chống lão hóa, làm mờ nếp nhăn, ngoài ra còn kích thích sản sinh Collagen nhằm cải thiện kết cấu của bề mặt da. Kem dưỡng có chứa Retinol cũng sẽ giúp hạn chế sự xuất hiện của những vết rạn mới.

Tuy nhiên, đối với loại chất hóa học này, các mẹ sau sinh đang cho con bú hoặc đang mang bầu cần tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng vì chúng là những thành phần dễ gây kích ứng, nguy hiểm đối với thai nhi.

Phương pháp điều trị rạn da cho bà bầu sau sinh bằng Laser

Phương pháp này hiện là một phương pháp được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Dựa vào tình trạng da và cơ địa của mỗi người, bác sĩ chuyên khoa sẽ lựa chọn những bước sóng laser phù hợp để thực hiện điều trị. Những bước sóng sẽ thâm nhập vào trong lớp biểu bì và tác động cải thiện vùng da rạn bằng cách: thúc đẩy sự sản sinh những tế bào da mới, thúc đẩy phục hồi và tạo ra Collagen và Elastin, phục hồi lại những liên kết Collagen và Elastin đã bị phá hủy.

Rạn da là một khuyết điểm sẽ tồn tại vĩnh viễn trên da, tuy nhiên phương pháp laser có thể điều trị vết rạn mới đến khoảng 80%, còn đối với những vết rạn lâu năm thì có thể được cải thiện đến khoảng 60%.

Thời gian điều trị bằng phương pháp này cũng tùy thuộc vào tình trạng rạn, cơ địa da và chăm sóc sau mỗi lần điều trị. Thông thường, thời gian trị liệu có thể kéo dài đến 12 tháng, số lần thực hiện có thể 3-6 lần tùy theo các trường hợp khác nhau.

4. Ngăn ngừa rạn da cho bà bầu

So với điều trị rạn da cho bà bầu thì việc ngăn ngừa rạn da sẽ mang tính khả thi cao hơn và sẽ ít ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé hơn nhiều. Sau đây là một số phương pháp để ngăn ngừa tình trạng da này diễn ra hoặc hạn chế sự xuất hiện của nó.

Chế độ ăn uống tốt cho sức khỏe của làn da

Việc cân đối chế độ dinh dưỡng khi có bầu sẽ giúp cho cả mẹ và bé được khỏe mạnh. Bên cạnh đó, những thực phẩm này cũng sẽ giúp cho tình trạng da được cải thiện, tăng tính đàn hồi và cải thiện cấu trúc da. Một số loại dinh dưỡng mà mẹ bầu cần chú ý:

  • Thực phẩm có chất chống oxy hóa sẽ giúp nuôi dưỡng và bảo vệ làn da của mẹ bầu.
  • Vitamin E có trong cải rổ, bơ, bông cải, một số loại hạt, sẽ có công dụng bảo vệ những màng tế bào da.
  • Trong ớt chuông đỏ, khoai lang, bí, xoài, cà rốt, sẽ chứa Vitamin A, chất có tác dụng phục hồi những mô da đã bị tổn thương.
  • Nghiên cứu về mối quan hệ của Vitamin D và vết rạn da đã đưa ra kết luận rằng, Vitamin có thể làm giảm nguy cơ bị rạn da cho bà bầu nói riêng và người nói chung.
  • Omega-3 và Omega-6 sẽ giúp làm cho làn da mẹ bầu mịn màng và cải thiện các tế bào da.
  • Kẽm là một chất có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng làn da, và ngăn ngừa mụn.

Ngoài ra, đừng quên bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể vì nước sẽ giúp giải độc cho cơ thể và giữ ẩm cho các tế bào da. Bạn cũng có thể sử dụng các loại trà thảo mộc để thay thế hoặc ăn nhiều loại rau hay trái cây mọng nước như dưa hấu, dưa leo, táo để bổ sung cả nước và dưỡng chất cần thiết.

Thường xuyên tập luyện thể dục

Tập thể dục sẽ giúp cho cơ thể săn chắc, duy trì và tăng độ đàn hồi, dẻo dai cho cả da và cơ thể và cải thiện tuần hoàn máu. Ngoài ra, tập thể dục cũng sẽ giúp mẹ bầu duy trì được cân nặng, hạn chế sự xuất hiện thêm của vết rạn.

Một số bài tập phù hợp cho mẹ bầu như Kegel, những bài tập căng cơ, những bài tập đơn giản. Đặc biệt, bạn nên tập Yoga hoặc Pilates sẽ giúp giảm bớt đi những khó chịu trong khi mang thai như đau lưng, mỏi lưng,…

Sử dụng các loại tinh dầu dưỡng da thiên nhiên

Trong tinh dầu sẽ chứa những thành phần có tác dụng dưỡng ẩm và giữ ẩm cho làn da luôn được tươi mới, mịn màng. Có thể kể đến các loại tinh dầu như dầu dừa, tinh dầu Lanolin, dầu hạnh nhân,… Bạn có thể xoa sản phẩm lên vùng da nào dễ xuất hiện vết rạn như vùng lưng dưới, bụng, đùi, bắp chân, mông,… Nếu vùng da nào bị căng hay ngứa nhiều thì bạn nên dùng gấp đôi lượng kem dưỡng để phát huy được tác dụng mong muốn.

Bạn nên chọn những sản phẩm từ thương hiệu mỹ phẩm hữu cơ và uy tín để lựa chọn được sản phẩm an toàn và ưng ý.

Tẩy tế bào chết

Phương pháp tẩy tế bào chết sẽ giúp lấy đi những tế bào chết trên da, kích thích tuần hoàn máu để giữ làn da hồng hào, khỏe mạnh. Phương pháp này còn hạn chế được sự xuất hiện không mong muốn của vết rạn.

Tuy nhiên, đối với mẹ bầu, thay vì chọn tẩy da chết hóa học thì nên chọn những phương pháp tẩy da chết bằng những nguyên liệu tự nhiên tại nhà. Việc sử dụng hóa học có thể khiến cho da bị kích ứng, gây hại đến tình trạng thai nhi.

Tổng kết

Trong bài viết trên, chúng tôi đã giới thiệu một số cách điều trị rạn da cho bà bầu để tìm lại sự tự tin về làn da sau khi sinh em bé. Tuy nhiên, vì tính chất của vết rạn là tổn thương vĩnh viễn nên việc ngăn ngừa nên là việc được ưu tiên hơn.

Scroll to Top

ĐẶT LỊCH BÁC SỸ

Thời gian ưu đãi 30% còn lại

Giờ
Phút
Giây